Skip to main content

Posts

Showing posts from February, 2018

Nguy cơ các cường quốc đối đầu trực diện ở Syria

Nguy cơ các cường quốc đối đầu trực diện ở Syria Giống như mọi cuộc xung đột kéo dài khác, cuộc chiến ở Syria từ lâu đã bị tách thành nhiều cuộc chiến tranh mini. Các cuộc chiến mini Các cuộc chiến tranh mini này khiến cho xung đột ban đầu giữa Chính phủ Syria và phe đối lập giờ đây gần như không liên quan gì tới diễn biến hiện nay. Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã củng cố được vị thế và quyền lực, còn phe đối lập gần như biến mất ở Syria. Tuy nhiên, hiện Syria là nơi mà một loạt lực lượng đang tranh giành ảnh hưởng ở những dải lãnh thổ rộng lớn ngoài tầm kiểm soát của Chính quyền Damascus. Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải). Ảnh: BBC Những nước tài trợ cho các lực lượng này đã tham gia cuộc xung đột ở Syria nhiều năm qua thông qua can thiệp ngoại giao và quân sự. Nga và Iran là hai quốc gia dành nhiều công sức nhất cả về mặt tài chính, chính trị và quân sự ở Syria. Hai quốc gia này giành được ảnh hưởng và quyền l...

Tiêm kích tàng hình Su-57 ra mặt ở Syria: Nga tung cú đòn hiểm hóc, "trêu ngươi" Mỹ-NATO?

Tiêm kích tàng hình Su-57 ra mặt ở Syria: Nga tung cú đòn hiểm hóc, "trêu ngươi" Mỹ-NATO? Không chỉ 2 mà có tới 4 chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga được điều tới Syria. Sự kiện này đã làm tình hình chiến sự ở quốc gia cận Đông này nóng lên hơn bao giờ hết. Su-57 Nga "trêu ngươi" tình báo phương Tây? Cũng giống như hồi năm 2015, lực lượng không quân viễn chinh Nga ồ ạt bất ngờ xuất hiện tại Syria khiến Mỹ và phương Tây không hề hay biết và họ bàng hoàng tột độ khi hàng chục máy bay chiến đấu hiện đại Nga phơi mình giữa căn cứ sân bay Khmeimim để các vệ tinh trinh sát của nước ngoài tha hồi "soi, chụp". Lần này cũng vậy, đầu tiên là 2 sau đó tiếp tục thêm 2 chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 cùng hàng loạt tiêm kích đa năng Su-35S, cường kích Su-25 cùng 2 máy bay chỉ huy cảnh báo sớm A-50 đồng loạt xuất hiện khiến cả thế giới bàng hoàng. Truyền thông Israel (báo Jerusalem Post) dẫn các nguồn tin quân sự cho biết, mặc dù Mỹ khẳng định Su-57 khôn...

QĐ Syria tấn công mạnh Đông Ghouta: Tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ sẵn sàng tập kích ồ ạt?

QĐ Syria tấn công mạnh Đông Ghouta: Tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ sẵn sàng tập kích ồ ạt? Nga tuyên bố thắng trận ở Syria, Mỹ ra tay ngay lập tức Quân đội Syria: "Đạn lên nòng", sẵn sàng kết liễu khủng bố ở Đông Ghouta Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga thử lửa ở Syria: "Chơi rắn" hay liều lĩnh quá mức? Chiến sự ác liệt giữa Quân đội Syria và phiến quân ở Đông Ghouta khiến giới quan sát quốc tế theo dõi rất sát. Liệu Mỹ có tung đòn tập kích bằng tên lửa hành trình Tomahawk? Kịch bản lặp lại? Theo thông tin mới nhất từ Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), ít nhất 14 dân thường, trong đó có 3 trẻ em đã thiệt mạng trong các vụ tấn công nghi là sử dụng vũ khí hóa học tại khu vực Đông Ghouta. Các nạn nhân đều bị khó thở, hầu hết đều có mùi khí clo trên da và quần áo. Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga cho rằng phiến quân khủng bố đang âm mưu khiêu khích thông qua việc sử dụng các chất độc nhằm đổ tội cho chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học. Đồng thời, truyền thông...

Trung Quốc sẽ bại trận trước Ấn Độ nếu hải chiến trên Ấn Độ Dương

Trung Quốc sẽ bại trận trước Ấn Độ nếu hải chiến trên Ấn Độ Dương Căng thẳng biên giới xảy ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc năm ngoái đã làm dấy lên câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu 2 cường quốc hạt nhân châu Á có chiến tranh. Bắc Kinh và New Delhi đã tạm thời ngừng lại mối bất hòa nhưng vẫn tồn tại khả năng tiềm tàng cho một cuộc xung đột trong tương lai. Điều này thúc đẩy các nhà phân tích quân sự đưa ra giải thiết về kết quả của cuộc chiến giữa quân đội hai nước ở biên giới Himalaya và trên Ấn Độ Dương. Những dự đoán này càng có cơ sở hơn khi Washington đang theo đuổi chiến lược mới Ấn Độ - Thái Bình Dương coi Ấn Độ là một đối trọng với tham vọng của Trung Quốc trong khu vực. Về khía cạnh hải quân, sự chú ý tập trung vào khả năng chiến đấu giữa tàu sân bay mới của Trung Quốc và những tàu sân bay tương tự của Ấn Độ. Cả hai đội quân đều đang có thêm những tàu sân bay đang được chế tạo và tàu ngầm tấn công cùng tàu ngầm có trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Nhưng những a...

Sức mạnh quân sự Trung Quốc đáng sợ hơn phương Tây vẫn nghĩ

Sức mạnh quân sự Trung Quốc đáng sợ hơn phương Tây vẫn nghĩ Tính ưu việt của phương Tây đang ngày càng bị đe dọa cả trên đất liền, trên biển và thậm chí trong không gian mạng. Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã tiết lộ một khía cạnh mới của nước này với thế giới, cho thấy nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không chỉ là một cường quốc kinh tế mà đã bước vào trường an ninh quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc phấn đấu hướng tới sở hữu các lực lượng vũ trang được hiện đại hóa vào năm 2035 và một quân đội bản lĩnh hàng đầu vào năm 2050 có khả năng chiến đấu và chiến thắng các cuộc chiến. Những khởi đầu khiêm tốn của lực lượng này trong năm 1927 như một nhóm bộ binh được huấn luyện tồi đã không còn nữa. Bắt đầu từ năm 2012 (bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên trên cương vị chủ tịch Trung Quốc), ông Tập Cận Bình đã bắt tay thực hiện kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu vào năm 2050, nhấn mạnh rằng "Trung Quốc phải áp dụng tài năng, học thuyết, khoa học và công...

Đại chiến tại Syria?

Đại chiến tại Syria? Cuộc xung đột ở Syria không hề giảm bớt mà đã đạt đến đỉnh cao mới và trở nên phức tạp hơn nhiều Giống như mọi cuộc xung đột kéo dài, cuộc nội chiến ở Syria đã tạo ra một số cuộc chiến khác trong bối cảnh nhiều lực lượng nước ngoài bài binh bố trận trên những vùng lãnh thổ rộng lớn còn nằm ngoài quyền kiểm soát của Damascus. Cường quốc trực tiếp ra tay? Cuộc chiến ban đầu giữa chính phủ Syria và những người muốn lật đổ chế độ lúc này đã trở thành quá khứ. Tổng thống Bashar al-Assad dù bị giảm sút nhiều về vị thế nhưng hầu như không gặp thách thức gì đáng kể từ phe nổi dậy - một khái niệm trở nên lỗi thời trong tình hình Syria hiện nay. Vấn đề đáng quan tâm hơn là nguy cơ xảy ra xung đột giữa các cường quốc đang can dự trực tiếp vào cuộc chiến theo những cách khác nhau. Trong số các thế lực bên ngoài, Nga và Iran đã đầu tư nhiều nhất - về tài chính, chính trị, quân sự - vào Syria. Do đó, theo đài BBC, những nước này hiện có nhiều ảnh hưởng nhất đối với Da...

Điểm yếu chí tử có thể khiến Su-57 "rụng như sung" tại Syria

Điểm yếu chí tử có thể khiến Su-57 "rụng như sung" tại Syria Theo các nguồn tin từ hiện trường, Không quân Nga đã âm thầm điều động hai tiêm kích tàng hình thế hệ năm Sukhoi Su-57 tới Syria. Việc Không quân Nga triển khai chiến đấu cơ Su-57 tới vùng đất Trung Đông nóng bỏng được coi như một bất ngờ lớn vì nó vẫn chưa vượt qua đầy đủ các bài kiểm tra cấp nhà nước và vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Sự hiện diện của Su-57 tại Syria có thể xem là một canh bạc táo bạo nhưng cũng tiềm ẩn đầy rủi ro. Nếu thành công thì danh tiếng của chiếc tiêm kích tàng hình này sẽ tăng vọt, xua tan những nghi ngại từ các khách hàng tiềm năng, mở ra triển vọng sớm được đưa vào biên chế cũng như tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu. Tuy vậy, thách thức đang chờ đợi Su-57 cũng rất lớn, bao gồm cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan, có thể dẫn tới "chôn vùi" vĩnh viễn chiếc tiêm kích thế hệ 5 hiện đại này. Tiêm kích tàng hình Su-57 được Nga điều động tới Syria Điều tiến...

Nga đã điều siêu tiêm kích tàng hình Su-57 tới Syria thử lửa: Bất ngờ lớn nhất đầu 2018?

Nga đã điều siêu tiêm kích tàng hình Su-57 tới Syria thử lửa: Bất ngờ lớn nhất đầu 2018? Nếu Nga thực sự đã điều các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57 tới Syria thì động cơ ẩn sau đó không thể chỉ mang tính chiến thuật. Trên mạng xã hội vừa xuất hiện các hình ảnh và video chưa được kiểm chứng ghi lại cảnh hai chiếc tiêm kích Su-57 của Nga (hay còn biết đến với các tên gọi khác là PAK FA và T-50) đang hạ cánh xuống Căn cứ không quân Khmeimim tại tỉnh Latakia, Syria. Cần thấy rằng, Kremlin đã từng thử nghiệm nhiều loại vũ khí mới, tiên tiến trên chiến trường Syria nên nếu thậm chí đoạn video nói trên không phải là những hình ảnh phản ánh các hoạt động ở Syria thì việc Su-57 đáp xuống quốc gia Trung Đông này cũng sẽ chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Trong một đoạn video xuất hiện trên mạng ngày 21/2/2018, người xem có thể nhìn rõ một chiếc Su-35, loại tiêm kích mà Nga đã triển khai tới Syria, bay ngay bên cạnh chiếc Su-57. Nhiều bản tin khác cũng chưa được xác nhận cho b...

Nga-Syria "mừng tuổi" phiến quân bằng tất cả các loại hỏa lực ở đông Damascus: Chưa từng có

Nga-Syria "mừng tuổi" phiến quân bằng tất cả các loại hỏa lực ở đông Damascus: Chưa từng có Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo "kết cục thê thảm" nếu quân đội Syria tiến vào Afrin Quân đội Syria ra đòn dữ dội với phiến quân tử thủ Đông Ghouta Nga - Thổ Nhĩ Kỳ rạn nứt ở Syria, Mỹ rảnh tay đắc lợi Chiến dịch giải phóng đông Damascus của QĐ Syria đã chính thức bắt đầu. Phiến quân đang phải hứng chịu những đòn tấn công bằng hỏa lực dữ dội nhất từ trước đến nay. Phiến quân đã "quậy" ở đông Damascus quá lâu 7 năm ròng rã, phiến quân đã bám trụ ở khu vực ngoại ô phía đông Thủ đô Damascus (hay còn gọi là đông Gouta), như là cái gai nhức nhối chọc vào "trái tim" của chính quyền Tổng thống Assad mà các lực lượng vũ trang Syria trung thành của ông không tài nào giải quyết nổi. Đã có nhiều lần Quân đội Syria hạ quyết tâm "nhổ cỏ tận gốc" ở khu vực này nhưng lực bất tòng tâm bởi nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Thứ nhất, phiến quân lẩn khuất, trà...

Su-30MK2 Việt Nam đeo tên lửa R-27 và pod tác chiến điện tử trực chiến

Su-30MK2 Việt Nam đeo tên lửa R-27 và pod tác chiến điện tử trực chiến Những hình ảnh về hoạt động trực sẵn sàng chiến đấu của Trung đoàn không quân 935 - đơn vị được trang bị tiêm kích Su-30MK2 vừa được báo Quân đội nhân dân đăng tải. Su-30MK2 là dòng chiến đấu cơ đa năng hiện đại nhất hiện nay trong biên chế Không quân nhân dân Việt Nam, có thể triển khai cho cả nhiệm vụ đối không, đối đất và cả đối hải nhờ khả năng sử dụng đa dạng các loại vũ khí có độ chính xác cao. Mới đây trong bài viết "Để những chuyến bay an toàn ngày Xuân" đăng trên báo Quân đội nhân dân đã xuất hiện hình ảnh các tiêm kích Su-30MK2 của Trung đoàn 935 - Sư đoàn 370 - Quân chủng Phòng không-Không quân đeo tên lửa R-27 trực sẵn sàng chiến đấu. Các nhân viên kỹ thuật Trung đoàn 935 kiểm tra máy bay Su-30MK2 trước giờ cất cánh làm nhiệm vụ trực Tết. Ảnh: Quân đội nhân dân. Tên lửa không đối không tầm trung R-27 (AA-10 Alamo) là sản phẩm của công ty Nga Vympel và Artem đến từ Ukraine. Vũ khí ...

Tai nạn bí ẩn: Tưởng tàu ngầm lạ đột nhập, Trung Quốc chết đứng trước thảm kịch kinh hoàng

Tai nạn bí ẩn: Tưởng tàu ngầm lạ đột nhập, Trung Quốc chết đứng trước thảm kịch kinh hoàng Thuyền viên trên một chiếc tàu cá Trung Quốc phát hiện vật thể lạ - một chiếc kính tiềm vọng trôi lơ lửng trên mặt nước. Thông tin lập tức được báo cho Hải quân Trung Quốc... Đó là vào ngày 25/4/2003. Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã điều ngay 2 tàu tới để tìm hiểu rõ sự việc. Thoạt đầu, PLAN cho rằng đó là bộ phận của một chiếc tàu ngầm đột nhập từ Hàn Quốc hoặc Nhật Bản nhưng đến khi con tàu được tìm thấy, họ mới vỡ lẽ ra rằng đó là một chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Ming của Trung Quốc. Ngày 26/4, khi lực lượng cứu hộ lên boong tàu, họ đã tìm thấy toàn bộ 70 thi thể thành viên thủy thủ đoàn. Cựu Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Giang Trạch Dân đã thông báo về thảm kịch này vào ngày 2/5/2003 trong lời phát biểu tôn vinh sự hy sinh của các thủy thủ Trung Quốc, đồng thời thoáng đề cập đến nguyên nhân là do "trục trặc kỹ thuật". Một tháng sau, kết quả điều tra vụ việc đã kh...

Nếu Việt Nam mua tên lửa phòng không S-400: Sở hữu thứ mà nhiều nước thèm muốn

Nếu Việt Nam mua tên lửa phòng không S-400: Sở hữu thứ mà nhiều nước thèm muốn Tại sao tên lửa phòng không S-400 của Nga "cháy hàng" bởi quá nhiều nước đặt mua, nhất là sau khi xuất hiện ở Syria? Việt Nam được cho là cũng quan tâm tới hệ thống này. Câu trả lời đơn giản thôi, tên lửa phòng không S-400 có các đặc tính kỹ - chiến thuật vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cho dù là của Mỹ hay phương Tây. Chính vì thế, những quốc gia dù có nền công nghiệp quốc phòng rất mạnh hay thậm chí quốc gia thành viên NATO cũng thèm muốn và tìm mọi cách để mua được nó. Bất cứ nước nào, một khi có tên lửa phòng không S-400 trong tay tức là họ đã sở hữu thứ vũ khí tuyệt hảo vừa mang tính phòng thủ lại vừa có khả năng răn đe rất lớn. Do vậy, nếu Việt Nam quan tâm tới việc đàm phán mua từ Nga các tổ hợp tên lửa S-400 thì cũng là điều dễ hiểu. Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf

Hình ảnh hiếm về tàu ngầm Kilo 636 VN: Khoang vũ khí và hành trình rẽ sóng trên mặt nước

Hình ảnh hiếm về tàu ngầm Kilo 636 VN: Khoang vũ khí và hành trình rẽ sóng trên mặt nước Sau khi công bố đoạn video phóng tên lửa Klub-S từ dưới mặt nước vào năm ngoái, mới đây trong phóng sự phát trên VTV lại có một hình ảnh độc đáo khác của tàu ngầm Kilo 636. Như đã biết, cấu tạo của các tàu ngầm hiện đại bao gồm hai lớp vỏ bố trí phía trong và phía ngoài, nhằm mục đích thay thế thiết kế két dằn (ballast tank) truyền thống để điều chỉnh độ chênh lệch giữa trọng lực và sức đẩy của con tàu, giúp nó nổi lên hoặc lặn xuống. Trong khoảng không giữa vỏ trong và vỏ ngoài chia thành một số khoang nước với hệ thống van dẫn nước vào và van xả nước ra. Tàu ngầm đang trong trạng thái nổi, nếu muốn lặn xuống thì chỉ cần mở van dẫn nước vào các khoang chứa, lúc đó trọng lượng tàu ngầm tăng lên và khi đến ngưỡng vượt quá sức đẩy thì tàu sẽ chìm. Ngược lại, nếu như tàu ngầm đang lặn dưới nước muốn nổi lên thì chỉ cần dùng van dẫn nước vào rồi dùng không khí nén có áp lực cực lớn phun nước ...