Skip to main content

Posts

Showing posts from April, 2018

Syria lại bị tấn công tên lửa, 40 người có thể đã thiệt mạng, nước nào là "kẻ thù ẩn danh"?

Syria lại bị tấn công tên lửa, 40 người có thể đã thiệt mạng, nước nào là "kẻ thù ẩn danh"? Theo South Front, tất cả 3 vị trí bị tấn công được cho là đều thuộc các căn cứ của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và những nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn. Nhiều tiếng nổ lớn đã được nghe thấy ở ngoại ô 2 tỉnh Hama và Aleppo của Syria vào đêm Chủ Nhật (29/4). Theo hãng thông tấn Ả Rập Syria (SANA), các căn cứ quân sự của Quân đội Chính phủ Syria (SAA) đã bị tấn công bởi "một kẻ thù chưa xác định danh tính" bằng tên lửa vào lúc 22:30 (giờ địa phương). Trong khi đó, South Front dẫn các nguồn tin ủng hộ Chính phủ Syria cho biết, 3 vị trí bị tấn công bao gồm kho vũ khí của Lữ đoàn Số 47 ở phía Đông thành phố Hama; Trung tâm cứu hỏa ở phía Tây ngoại ô Hama; và một cơ sở quân sự xung quanh sân bay Aleppo. Kênh truyền hình Sky News đưa tin, các vụ nổ tại kho vũ khí ở Hama kéo dài hơm 1,5 giờ đồng hồ và lan tỏa sang cả các vùng lân cận khiến một số cư d...

10 quốc gia có quân đội mạnh nhất châu Á

10 quốc gia có quân đội mạnh nhất châu Á Business Insider cho hay, có tới 13 quốc gia châu Á nằm trong danh sách 25 quân đội mạnh nhất thế giới - theo xếp hạng của Global Firepower. Dưới đây là 10 quân đội mạnh nhất tại châu Á nằm trong danh sách đó. Đáng chú ý, trong số này có 2 quốc gia xuyên lục địa là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, với lãnh thổ nằm cả ở châu Á và châu Âu nhưng vẫn được  Business Insider  xếp vào danh sách chung với các quốc gia có toàn bộ lãnh thổ nằm ở châu Á. 10. Pakistan Xe tăng Al Khalid trong cuộc duyệt binh quân sự tại Islamabad, Pakistan ngày 23/3/2017. Ảnh: Reuters Thứ hạng : 17  (Trong tổng số 25 quân đội mạnh nhất thế giới) Chỉ số sức mạnh: 0.3689  Tổng dân số: 204,924,861 Tổng quân số: 919,000 Tổng số máy bay: 1,281 Máy bay tiêm kích: 320 Xe tăng chiến đấu: 2,182 Phương tiện hải quân: 197 Ngân sách quốc phòng: 7 tỷ USD 9. Israel Lực lượng Phòng vệ Israel tập trận tại cao nguyên Golan, gần biên giới Syria tháng 3/2016. Ảnh: Getty Thứ hạng:...

Đại tá Phan Văn Từ: Dùng mạng điện thoại di động "bắt" tên lửa hành trình - Con ruồi sa mạng nhện

Đại tá Phan Văn Từ: Dùng mạng điện thoại di động "bắt" tên lửa hành trình - Con ruồi sa mạng nhện Trong bài viết này, Đại tá Phan Văn Từ đề xuất một số cách đánh hay các hướng nghiên cứu cách đánh bằng vũ khí hiện đại để đối phó với tên lửa hành trình. Tên lửa hành trình được chế tạo để tác chiến từ xa, bay thấp nhằm tránh hệ thống phòng không. Nó được mệnh danh là "sứ giả chiến tranh" vì khi dùng nó để tấn công thì đối phương bị bất ngờ và khó đối phó, còn lực lượng tấn công rất ít bị tổn thất. Nhưng loại vũ khí nào cũng có thể bị khắc chế. Trước đây, tôi đã có bài viết về cách đánh tên lửa hành trình bằng vũ khí bộ binh, nghĩa là vũ khí kém hiện đại (xem bài viết tại đây ). Còn hôm nay, tôi đề xuất một số cách đánh hay các hướng nghiên cứu cách đánh bằng vũ khí hiện đại để chúng ta tham khảo. Trước hết, để phát hiện tên lửa hành trình bay thấp thì chỉ có thể dựa vào các thiết bị phát hiện mục tiêu đặt trên cao hoặc trên máy bay , còn các radar mặt đất ...

Nga "xẻ thịt" tên lửa thu được của Mỹ và liên quân: Bóc trần bí mật quân sự tinh vi

Nga "xẻ thịt" tên lửa thu được của Mỹ và liên quân: Bóc trần bí mật quân sự tinh vi Giá trị thực sự của một quả tên lửa thu giữ được không phải là việc nó sẽ giúp đối phương chế tạo ra một vũ khí tương tự mà nằm ở chỗ họ sẽ tìm ra được cách bắn hạ nó. Ngày 25/4, trong cuộc họp báo tại Moscow, Bộ Quốc phòng Nga đã cho công bố những hình ảnh đầu tiên về 2 quả tên lửa của liên quân Mỹ - Anh - Pháp bị Quân đội Syria thu giữ được trong vụ không kích hôm 14/4/2018. Cục trưởng Cục tác chiến Bộ tổng Tham mưu Quân đội Nga, Thượng tướng Sergei Rudskoy còn cho biết, các chuyên gia Nga đang nghiên cứu về hai quả tên lửa thu được này và kết quả sẽ được ứng dụng để cải tiến các hệ thống vũ khí của Nga. Các kỹ sư quân sự Nga sẽ xử lý hai tên lửa "chiến lợi phẩm" này như thế nào? Trong bài viết đăng tải trên Tạp chí Popular Mechanics ngày 26/4, chuyên gia Joe Pappalardo đã đưa ra một số khả năng như sau. Giải mã công nghệ (Reverse Engineering) Bất cứ một tên lửa nào khi...

Kể cả khi "bắt nhầm" tên lửa giả, món quà từ Syria vẫn là vô giá đối với Nga?

Kể cả khi "bắt nhầm" tên lửa giả, món quà từ Syria vẫn là vô giá đối với Nga? Hiện đang tồn tại một giả thiết cho rằng quả tên lửa không đối đất mà Syria thu được sau trận oanh kích và bàn giao cho phía Nga chỉ là đạn mồi bẫy ADM-160 MALD. Trong cuộc tập kích bằng tên lửa hành trình của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhằm vào các mục tiêu bị cáo buộc là nơi sản xuất và tàng trữ vũ khí hóa học trên đất Syria hôm 14/4, có giả thiết cho rằng máy bay ném bom B-1B Lancer đã phóng cả đạn mồi bẫy ADM-160 MALD đi kèm đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM. Tên lửa MALD được xem như phương tiện tác chiến điện tử có khả năng làm lẫn lộn các mục tiêu trên không đối với các đài radar phòng không của đối phương và tái tạo chính xác các tín hiệu phản xạ radar từ một máy bay tàng hình cho tới tên lửa hành trình. Trong suốt hành trình hoạt động trên không phận kẻ địch, ADM-160 MALD di chuyển theo đường bay được lập trình từ trước (có thể tái lập trình) và tạo ra khoảng 100 m...

Mỹ có thể diệt S-400 nếu muốn: Tên lửa Nga chào thua đòn tấn công của liên quân vào Syria?

Mỹ có thể diệt S-400 nếu muốn: Tên lửa Nga chào thua đòn tấn công của liên quân vào Syria? Người ta đang nghe thấy sự ồn ào từ phía Mỹ, dậy lên những ý kiến chê bai dòng tên lửa S-400 Nga vốn "đang nổi danh như cồn". Không có gì lạ! trong thương trường, toan tính dìm hàng nhau là lẽ thường tình. Điều này chỉ có thể phân định "của thật", bằng chính khách hàng sử dụng. Quả là chưa có cơ hội trong thực chiến, S-400 không dễ để số đông bình giá. Nhưng may thay có các nhà chuyên môn rất hẹp, về từng loại hình công nghệ quân sự, từ các bộ óc "có sạn" của nhiều quốc gia phân tích. Vì thế kết luận tên lửa S-400 của Nga tốt hay không, phải là ý kiến đánh giá của các bậc chuyên gia. Mỹ có thể diệt S-400, nếu muốn? Mới đây, National Interest trích dẫn lời các quan chức Mỹ, họ khẳng định rằng các phương tiện phòng không ở Syria do Nga sản xuất dường như đã chào thua đòn tấn công của lực lượng Mỹ và đồng minh trong cuộc bắn phá hôm 14-4 vừa qua! Các quan chứ...

Chuyển S-300 cho Syria: Một câu nói của Nga đủ khiến mọi thế lực ở Trung Đông nín lặng

Chuyển S-300 cho Syria: Một câu nói của Nga đủ khiến mọi thế lực ở Trung Đông nín lặng Theo chuyên gia Andrei Koshkin, nếu S-300 được triển khai tại Syria, Israel sẽ phải ngồi xuống đàm phán với TT Bashar Assad, thay vì "ung dung" ném bom Syria như một thú vui. Hôm 25/4, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman tuyên bố Tel Aviv sẽ đáp trả thích đáng nếu Damascus dùng hệ thống phòng không S-300 để chống lại Không quân Israel. Tuy nhiên, phải chăng sẽ tốt cho Israel hơn cả nếu nước này ngừng oanh tạc Syria , bởi S-300 chỉ đơn thuần là vũ khí phòng thủ? Theo chuyên gia khoa học chính trị Andrei Koshkin - trưởng khoa xã hội học và khoa học chính trị tại Đại học  kinh tế  Plekhanov, nỗi lo sợ trong lòng Israel đã dấy lên từ năm 2010, khi Nga và Syria đạt được thỏa thuận cung cấp hệ thống phòng không S-300. S-300 phô diễn sức mạnh tại Giải đấu Quân sự Quốc tế (International Army Games 2017). Ảnh: Reuters Mặc dù sau đó Nga đã hủy bỏ thỏa thuận này do sức ép từ cá...

Chiến sự Syria có lan rộng ra khu vực?

Chiến sự Syria có lan rộng ra khu vực? Trong khi nội chiến giữa các phe phái tại Syria vẫn chưa chấm dứt thì sự can thiệp của các thế lực khu vực và quốc tế vào quốc gia này ngày càng tăng cường độ. Khi nguy cơ xung đột giữa các nước muốn chi phối Syria tăng cao thì hòa bình cho Syria xem ra là điều quá xa vời. Để hiểu được tình hình Syria hiện nay, chúng ta nên tìm hiểu tại đất nước này đang có bao nhiêu thế lực bên ngoài tham chiến. Rạng sáng ngày 14-4-2018, ba nước Mỹ, Anh và Pháp đã mở chiến dịch tấn công có mục tiêu nhắm vào chính quyền Tổng thống Bachar al-Assad, bị Mỹ tố cáo là đã tấn công vũ khí hóa học tại đông Ghouta. Syria và các đồng minh của nước này là Nga và Iran đã nhanh chóng lên án các vụ oanh kích. Trung Quốc cũng lên tiếng yêu cầu các bên phải thực hiện theo "khuôn khổ luật quốc tế". Cả ba nước phương Tây đều có các căn cứ quân sự trong khu vực nơi được dùng để tấn công Damas. Binh sĩ Nga, đồng minh của Syria, cũng hiện diện đông đảo. Mỹ có một c...

Đại tá Phan Văn Từ: Syria dùng tuyệt chiêu bí mật, "tóm sống" 2 tên lửa tối tân của liên quân?

Đại tá Phan Văn Từ: Syria dùng tuyệt chiêu bí mật, "tóm sống" 2 tên lửa tối tân của liên quân? Khi giáng trả đòn tập kích tên lửa của liên quân Mỹ - Anh - Pháp ngày 14/4, ngoài tên lửa và pháo phòng không, nhiều khả năng Syria đã sử dụng rất tốt hệ thống chế áp điện tử. LTS:   Đánh giá về hiệu quả tác chiến của các hệ thống phòng không Syria, ngày 23/4, Đại tá Phan Văn Từ, nguyên Trưởng phòng công nghệ cao, Viện tên lửa, Bộ Quốc phòng đã có bài viết với tựa đề: " Với những vũ khí đã liệt kê, xác suất diệt tên lửa Mỹ của Syria gần như bằng không?"  (xem  Tại đây ).  Bài viết đã nhận được sự quan tâm đông đảo của bạn đọc. Trước những thông tin mới được Bộ Quốc phòng Nga cập nhật về số lượng tên lửa của liên quân bị phòng không Syria bắn hạ,  Đại tá Phan Văn Từ  tiếp tục có thêm nhận định về khả năng đánh chặn tên lửa của Syria.  Trân trọng gửi tới bạn đọc! ------- Trong bài viết nhận định rằng khả năng tiêu diệt Tomahawk của các hệ thống phòng không Syria ...

Tên lửa hành trình "đẹp, thông minh" của Mỹ bị Syria tóm sống chỉ là đạn... giả?

Tên lửa hành trình "đẹp, thông minh" của Mỹ bị Syria tóm sống chỉ là đạn... giả? Trong số 2 quả tên lửa hành trình mà Nga được Syria chuyển giao, họ đã công bố một trong số đó là Tomahawk, trong khi quả còn lại chỉ nói chung chung là loại không đối đất mà thôi. Nguyên nhân khiến Nga không công bố tên gọi của loại tên lửa hành trình không đối đất mà họ thu được sau trận không kích do liên quân Mỹ - Anh - Pháp tiến hành vào các mục tiêu nằm trong lãnh thổ Syria bị cáo buộc là nơi sản xuất hoặc tàng trữ vũ khí hóa học đã gây ra khá nhiều thắc mắc. Trong khi tên lửa hành trình Tomahawk bị thu giữ được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông thì quả đạn còn lại là AGM-158 JASSM hay Scalp EG/Storm Shadows hiện vẫn chưa rõ. Hai loại tên lửa không đối đất này có hình dáng bên ngoài khác biệt nhau rất rõ ràng, kể cả có bị biến dạng vì va đập xuống nền đất cứng thì việc nhận diện nó khi đầu đạn chưa phát nổ cũng chẳng có gì khó khăn, vậy tại sao Nga lại giữ kín? ...