Theo trang mạng tiếng Trung Sohu.com, gần đây cơ quan nghiên cứu quân sự Thuỵ Điển đã công bố bảng xếp hạng thực lực quân sự mới nhất toàn cầu năm 2018, thứ hạng các cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới trong báo cáo này dường như không có quá nhiều sự thay đổi, các nước Trung Quốc, Mỹ và Nga vẫn chiếm vị trí top 3 thế giới.
Tuy nhiên, đã có một sự xáo trộn diễn ra. Nếu Mỹ vẫn chiếm giữ vị trí đầu bảng thì lần này vị trí thứ 2 lại thuộc về Trung Quốc, Nga xếp thứ 3.
Mỹ đã đứng ở vị trí số 1 trong bảng xếp hạng cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới liên tục 10 năm. Theo truyền thông Mỹ, nước này có 2.000 khẩu pháo, 11.000 xe tăng, hơn 50.000 xe thiết giáp.
Lực lượng lớn nhất của Mỹ không phải lục quân, mà là hải quân và không quân. 11 nhóm tàu sân bay là lực lượng mạnh nhất của Hải quân Mỹ, họ còn có lực lượng tàu chiến với tổng trọng tải lớn nhất thế giới.
Không quân Mỹ có hơn 14.000 máy bay chiến đấu các loại, trong đó chiến đấu cơ tàng hình và máy bay ném bom chiến lược chiếm hơn một nửa. Do đó, việc Mỹ đứng đầu trong bảng xếp hạng này là điều hiển nhiên.
Biên đội tàu sân bay của Mỹ
Trong khi đó, những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng, Trung Quốc đã vượt qua Nga để thế chân vào vị trí số 2 trong bảng xếp hạng cường quốc quân sự thế giới.
Lực lượng binh lính đang phục vụ trong quân đội Trung Quốc hơn 2 triệu quân. Theo Trung Quốc, khả năng huy động quân lực trong thời chiến của họ đứng thứ 2 thế giới nhưng cơ quan nghiên cứu quân sự Thuỵ Điển cho rằng khả năng này phải là số 1.
Trung Quốc có lực lượng lục quân mạnh nhất trên thế giới, cùng với trung đoàn pháo binh hiện tại, thực lực tác chiến trên mặt đất của nước này tăng lên đáng kể.
Bắc Kinh đã đưa vào hoạt động tàu sân bay Liêu Ninh, đồng thời khởi đóng các tàu sân bay nội địa mới, tàu khu trục Type 055 (ngang ngửa với tàu tuần dương) và không ngừng phát triển tàu ngầm.
Nhờ thế, khoảng cách giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Mỹ cũng dần được thu hẹp.
Lực lượng xe tăng chủ lực của quân đội Trung Quốc
Về phương diện không quân, hiện tại J-20 của không quân Trung Quốc đã đạt đến khả năng như của F-22 - chiến đấu cơ hiện đại nhất Mỹ.
Không quân Trung Quốc còn có nhóm chiến đấu cơ thế hệ 3 quy mô lớn nhất châu Á. Sohu cho biết, các chuyên gia dự đoán đã dự đoán rằng, trong tương lai, khoảng cách của Không quân Trung Quốc với Không quân Mỹ cũng sẽ bị xóa bỏ.
Trước đó, Ấn Độ luôn đứng ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng cường quốc quân sự thế giới nhưng hiện đã bị đẩy xuống vị trí thứ 5 và nhường vị trí thứ 4 này cho Nhật Bản.
Sohu bình luận, đây là một sự thay đổi bất ngờ, khi một quốc gia bị hạn chế phát triển trong rất nhiều mặt như Nhật Bản lại có thể nhảy lên vị trí này.
Xe thiết giáp bánh lốp của Nhật Bản
Trang mạng của Trung Quốc dẫn lời chuyên gia quân sự Nga nhận định, Nhật Bản không được phép phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng nước này chưa bao giờ thiếu nguyên liệu và công nghệ để chế tạo tên lửa hạt nhân.
Chỉ cần thoát khỏi những hạn chế thì quy mô vũ khí hạt nhân mà Nhật Bản có thể chế tạo ra chắc chắn không phải là nhỏ.
Một khi được Mỹ hỗ trợ mở rộng vũ khí trang bị, hậu quả sẽ "không thể tưởng tượng nổi". Trong thời gian ngắn, Nhật Bản không chỉ có thể thách thức vị thế quân sự của Nga, ngay cả Trung Quốc cũng có thể bị liên quan.
Vị chuyên gia cho rằng, dù đối phương là nước lớn mạnh hay nhỏ yếu, Trung Quốc không thể xem nhẹ, lớn mạnh thì phải đuổi kịp, nhỏ yếu thì phải mở rộng khoảng cách lớn hơn, vì các nước này luôn sẵn sàng để bắt kịp Trung Quốc.
Sức mạnh chiến hạm có thể đánh chìm Type 055 Trung Quốc
Comments
Post a Comment