Từ việc trực thăng Nga ồ ạt tới Pakistan...
Nga đã bán cho Pakistan các máy bay trực thăng tấn công, đã ký kết thoà thuận hợp tác trong lĩnh vực quân sự để triển khai hoạt động huấn luyện các sĩ quan của quân đội Pakistan, và tiến hành các cuộc tập trận chung. Sẽ còn nhiều kế hoạch tiếp theo trong tương lai.
Tại sao Nga lại muốn kéo Pakistan về phía mình?! Không lẽ Nga không hiểu luật "Trò chơi lớn" của cuối thế lỷ XIX khi Anh sợ rằng quân đội Nga sẽ vượt qua Trung Á và chiếm Ấn Độ (khi đó đang nằm trong tầm kiểm soát của người Anh và lãnh thổ hiện nay của Pakistan từng thuộc Ấn Độ)?
Nhưng luật chơi đã thay đổi. Ấn Độ từng là đồng minh của Nga bây giờ lại quay sang mua vũ khí của Mỹ. Còn Pakistan, quốc gia vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh từng đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến chống lại Liên Xô, lại đang bình thường hoá quan hệ với Nga.
Nga đã bán cho Pakistan các máy bay trực thăng tấn công, đã ký kết thoà thuận hợp tác trong lĩnh vực quân sự để triển khai hoạt động huấn luyện các sĩ quan của quân đội Pakistan, và đã tiến hành các cuộc tập trận chung. Sẽ còn nhiều kế hoạch tiếp theo trong tương lai.
Pakistan đã nhận trực thăng tấn công Mi-35 của Nga.
... tới đồng minh và người bạn tốt
"Việc quân đội Pakistan nhìn thấy ở Nga một đồng minh tại Afganistan và Trung Á đã trở thành sự chối bỏ đột ngột lịch sử 200 năm khi Pakistan từng sợ và chiến đấu với "Gấu Nga" muốn xâm chiếm dòng sống Amu Darya", chuyên gia của Viện Nghiên cứu quốc phòng Hoàng gia Anh, ông Kamal Alam nói.
Tamk thời mọi sự quan tâm của phương Tây hướng sang kế hoạch xây dựng các tuyến đường vận tải xuyên qua Pakistan của Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến "Nhất đới, Nhất lộ", Pakistan và Nga nhẹ nhàng liên kết lại để hỗ trợ tổ chức Taliban mà đang chống lại chính phủ Afganistan đang được Mỹ hậu thuẫn.
"Hiện giờ cả hai nước cho rằng cuộc chiến tranh mà Mỹ đang triển khai tại Afganistan đe doạ an ninh của mình", ông Alam chia sẻ trong một nghiên cứu của Viện.
Thậm chí sau khi giành được độc lập từ tay Anh vào năm 1947, quân đội Pakistan tiếp tục thực hiện chính sách của thực dân Anh nhằm giữ lại vùng đệm của các tộc người Pashtun nằm giữa Pakistan và Afganistan, nơi mà Nga có ảnh hưởng lớn.
Khi Liên Xô đưa quân vào Afganistan năm 1979, chính quyền Carter lo sợ rằng các xe tăng Liên Xô sẽ chiếm các mỏ dầu của Vịnh Persian, Pakistan đã trở thành một cầu nối để Mỹ chuyển vũ khí cho các lực lượng quân nổi dậy Afganistan.
Về phần mình, Mỹ hậu thuẫn cho Pakistan chống lại Ấn Độ bằng việc cung cấp vũ khí và thậm chí còn cử cả tàu sân bay của mình tới Vịnh Bengal trong cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971.
Vậy điều gì đã xảy ra? Quân đội Pakistan quyết định rằng "chính sách giữ vùng đệm với Afganistan không có ý nghĩa bởi vì Nga không còn đe doạ Afganistan cũng như Pakistan nữa", ông Alam viết.
Bên cạnh đó, vào năm 2002 Nga quyết định "dang rộng vòng tay" khi tổng thống Putin đề xuất trở thành trung gian trong vấn đề giải quyết các tranh chấp của Pakistan và Ấn Độ về khu vực Kashimir.
Hiện giờ Nga đang thu được nhiều lợi ích từ chính sách cứng rắn của chính quyền Trump đối với Pakistan khi cắt giảm quy mô hỗ trợ quân sự và chấm dứt hoạt động huấn luyện các sĩ quan Pakistan – điều mà đánh mạnh vào lòng tự trọng của quân đội Pakistan.
Pakistan đã nhận trực thăng tấn công Mi-35 của Nga.
Theo ý kiến của ông Alam, "Ở Pakistan, chiến dịch quân sự của Nga tại Syria được coi như sự thành công, từ đó họ muốn bắt tay với kẻ chiến thắng". Tuy nhiên, nếu nói về khả năng xây dựng ở Pakistan các căn cứ quân sự của Nga giống như ở Syria thì ông Alam đánh gia là khó thành hiện thực.
"Tôi không nghĩ rằng trong thời gian tới ở đó sẽ xuất hiện các căn cứ của Nga. Pakistan có kinh nghiệm khá tiêu cực liên quan tới các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ đất nước mình vào giai đoạn đầu của cuộc chiến chống khủng bố".
Theo ý kiến của ông Alam, sự ganh đua của Nga và Trung Quốc không giúp đạt được sự tin tưởng của Pakistan. "Tôi nghĩ rằng hiện nay chúng ta đang nhìn thấy sự hợp tác của Nga và Trung Quốc đối với Pakistan, điều sẽ gây khó khăn cho vị thế của Mỹ ở Nam và Trung Á.
Bên cạnh đó, những mối quan hệ được tăng cường của Pakistan với Iran cũng giúp Nga và Trung Quốc cản trở việc Mỹ triển khai các lợi ích của mình trong khu vực", chuyên gia Alam nói.
Tuy nhiên như nhà văn người Anh Rudyard Kipling từng viết, "Phương Tây là Phương Tây, Phương Đông là Phương Đông, chúng không bao giờ gặp được nhau". Tạm thời liên minh Nga-Pakistan vẫn chỉ là "sự tác hợp vụ lợi". Nhưng gì thì gì, đây sẽ là nước cờ táo bạo của Moscow.
Về mặt văn hoá, người Pakistan gần gũi với phương Tây hơn nhiều – vì di sản của người Anh để lại, tiếng Anh, hệ thống giáo dục,… Bởi vậy liên minh với Nga không phải là điều tự nhiên…", ông Alam nói.
Liên quan tới những hành động của Mỹ có thể đưa ra thì chính quyền Trump "chỉ cần giữ được sự cân bằng giữa Afganistan, Pakistan và Ấn Độ. Hiện nay, theo quan điểm của Pakistan, Mỹ đang ủng hộ Afganistan và Ấn Độ và cô lập Pakistan. Nếu Mỹ cởi mở hơn và bãi bỏ lệnh cấm vận quân sự thì mọi thứ sẽ tốt".
Comments
Post a Comment