Skip to main content

Khoảnh khắc lầm tưởng chết người khiến chiến tranh hạt nhân Trung-Mỹ bùng nổ

Khoảnh khắc lầm tưởng chết người khiến chiến tranh hạt nhân Trung-Mỹ bùng nổ
Khoảnh khắc lầm tưởng chết người khiến chiến tranh hạt nhân Trung-Mỹ bùng nổ
Nhiều năm qua, TQ dựa vào VK hạt nhân trên bộ để xây dựng lực lượng răn đe chiến lược. Nhưng giờ đây, hạm đội tàu ngầm hạt nhân của họ đang ngày càng lớn mạnh và tiên tiến hơn.

Trung Quốc đã đưa ra các thông tin không chính thức về kho vũ khí hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu từ các nguồn tin mở, Bắc Kinh hiện có chưa đầy 300 đầu đạn hạt nhân.

Trung Quốc hiện có nhiều phương tiện mang đầu đạn hạt nhân. Phần lớn là các tên lửa đạn đạo với nhiều tầm bắn khác nhau, có thể mang đầu đạn hạt nhân vươn tới nhiều mục tiêu trên thế giới.

Khác với vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga, vũ khí hạt nhân Trung Quốc dường như được lưu trữ trong kho và không được đặt ở trạng thái sẵn sàng hoạt động trong thời bình.

Trong bài viết đăng trên website trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie–Tsinghua, chuyên gia Tong Zhao – thành viên chương trình hạt nhân của Carnegie – đã bình luận về mối đe dọa đối với các quốc gia khác khi Trung Quốc tăng cường tàu ngầm hạt nhân.

Trung Quốc có nhiều hay ít vũ khí hạt nhân hơn đối thủ?

Toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc nhỏ hơn kho vũ khí hạt nhân của Mỹ hoặc Nga ít nhất 10 lần. Washington và Moscow có khoảng 4.000 vũ khí hạt nhân mỗi bên, đó là chưa kể tới hàng nghìn vũ khí hạt nhân đã được đưa ra khỏi biên chế và đang chờ được tháo dỡ.

Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có quy mô nhỏ hơn một chút so với Pháp (với khoảng 300 đầu đạn) nhưng lớn hơn kho vũ khí của Anh (215 đầu đạn).

Khoảnh khắc lầm tưởng chết người khiến chiến tranh hạt nhân Trung-Mỹ bùng nổ - Ảnh 1.

Các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Nguồn: SIPRI.

Tại sao Trung Quốc muốn ưu tiên tăng cường vũ khí hạt nhân?

Trung Quốc cảm thấy khả năng răn đe hạt nhân của mình chưa thật sự đáng tin cậy. Nói cách khác, Bắc Kinh lo ngại các nước khác chưa hoàn toàn bị thuyết phục trước nguy cơ: Nếu họ tấn công phủ đầu nhằm vào kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ có khả năng đáp trả và hủy diệt họ.

Song, nếu chỉ cần vũ khí hạt nhân để chứng tỏ khả năng tự vệ, thì tại sao Trung Quốc lại muốn có nhiều hơn?

Theo ông Tong, chỉ cần một vài vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể sống sót trong cuộc tấn công phủ đầu của đối phương và cho phép Bắc Kinh tấn công đáp trả thì năng lực răn đe của Bắc Kinh sẽ đạt đủ mức độ đáng tin cậy.

Vấn đề là nhiều chuyên gia Trung Quốc bắt đầu lo ngại rằng, mức độ đáng tin cậy trong khả năng tấn công thứ hai (tấn công trả đũa) của Trung Quốc đang suy yếu. Họ cho rằng Bắc Kinh cần vũ khí hạt nhân với số lượng lớn hơn và chất lượng cao hơn để cho đối thủ thấy rằng nước này vẫn có thể đáp trả nếu bị tấn công.

Mối lo ngại trên chủ yếu đến từ những thách thức mới trong lĩnh vực công nghệ phi hạt nhân, như các loại vũ khí thông thường với khả năng tấn công chính xác, và phòng thủ tên lửa.

Khoảnh khắc lầm tưởng chết người khiến chiến tranh hạt nhân Trung-Mỹ bùng nổ - Ảnh 2.

Đầu đạn hạt nhân trên bộ chiếm số lượng lớn nhất trong kho vũ khí của Trung Quốc. Nguồn: SIPRI

Giới chuyên gia Trung Quốc cũng lo sợ rằng kho vũ khí thông thường của các quốc gia khác giờ đây đã đạt đủ mức độ tinh vi để tạo ra mối đe dọa đối với các vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh, nếu họ tấn công trước.

Bên cạnh đó, các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương có thể khiến Trung Quốc khó tấn công đáp trả. Đó là bởi bất cứ tên lửa hạt nhân nào của Trung Quốc, dù có thể sống sót trong cuộc tấn công phủ đầu, vẫn có nguy cơ bị bắn hạ trên đường bay đến mục tiêu.

Tệ hơn nữa là, gần đây một số chuyên gia Mỹ đã công bố nghiên cứu cho thấy nếu tấn công phủ đầu, Mỹ có thể khiến Trung Quốc mất đi khả năng trả đũa bằng vũ khí hạt nhân. Theo nghiên cứu này, Bắc Kinh đang ngày càng lo ngại và muốn lực lượng hạt nhân của họ trở nên mạnh hơn, đa dạng hơn, có công nghệ cao hơn.

Trung Quốc có muốn gia tăng quy mô toàn bộ kho vũ khí hạt nhân?

Mục tiêu chính của Trung Quốc không phải là gia tăng đáng kể số lượng vũ khí hạt nhân. Thay vào đó, Bắc Kinh muốn trang bị đầu đạn hạt nhân cho một số tàu ngầm.

Kế hoạch của họ là nhằm đa dạng hóa cấu trúc lực lượng hạt nhân và đảm bảo rằng mỗi thành phần trong lực lượng hạt nhân đều có khả năng sống sót càng cao càng tốt. Về cơ bản, Trung Quốc muốn tránh "bỏ trứng vào cùng một giỏ".

Trung Quốc muốn có bao nhiêu tàu ngầm hạt nhân?

Như một quy luật, Trung Quốc cần ít nhất 4 tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân để có thể triển khai liên tục 1 tàu ngầm. 3 tàu ngầm còn lại cần được sửa chữa thường xuyên, các kíp thủy thủ cũng cần được huấn luyện hoặc luân phiên điều chuyển tới các vùng tuần tra.

Tàu ngầm cần được bảo dưỡng thường xuyên và đều đặn. Đặc biệt, quy trình tái nạp lò phản ứng hạt nhân rất mất thời gian và đắt đỏ.

Vì thế, cũng với logic như trên, nếu Bắc Kinh cảm thấy mình cần có ít nhất 2 tàu ngầm hạt nhân được triển khai liên tục trên biển để xây dựng năng lực răn đe đáng tin cậy, thì nước này cần chế tạo ít nhất 8 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc có thể chuyển một số vũ khí hạt nhân trên bộ xuống dưới lòng biển hay không?

Câu trả lời là không. Đó là bởi tên lửa trên bộ vẫn là thành phần quan trọng nhất trong lực lượng răn đe hạt nhân của Trung Quốc.

Ngay cả nếu Trung Quốc sử dụng cùng loại đầu đạn trên cho các tên lửa phóng từ tàu ngầm thì họ cũng không thể liều lĩnh cắt giảm năng lực răn đe trên bộ.

Tại sao Trung Quốc ưu tiên vũ khí hạt nhân dưới lòng biển?

Việc triển khai vũ khí hạt nhân trên tàu ngầm sẽ giúp chúng gia tăng khả năng sống sót trước các đợt truy lùng và tấn công của đối phương. Trong hầu hết các trường hợp, đối phương sẽ khó phát hiện và theo dõi tàu ngầm hơn là tên lửa trên bộ.

Bên cạnh đó, các tên lửa phóng từ tàu ngầm còn có một lợi ích khác. Chúng khiến đối phương rất khó dự đoán vụ phóng tên lửa sẽ diễn ra ở vị trí nào, từ đó khiến đối phương khó lòng đánh chặn.

Tuy nhiên, nếu tiếng ồn của tàu ngầm càng lớn thì khả năng chúng bị phát hiện cũng càng cao. Đó là bởi công nghệ hiện nay cho phép phát hiện vị trí của tàu ngầm thông qua âm thanh mà chúng phát ra.

Việc xây dựng và duy trì một hạm đội tàu ngầm có độ ồn thấp đòi hỏi phải có công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm vận hành tốt. Bắc Kinh hiện nay mới đang nỗ lực đạt đến những tiêu chuẩn này.

Ngoài ra, trang bị vũ khí hạt nhân cho tàu ngầm còn đồng nghĩa với việc đó là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai vũ khí hạt nhân ra bên ngoài lãnh thổ, khiến chúng đối diện với mối đe dọa lớn hơn đến từ các đối thủ tiềm năng của Bắc Kinh.

Các quốc gia khác nên phản ứng thế nào khi Trung Quốc có nhiều tàu ngầm hạt nhân hơn?

Một số quốc gia có thể xem hạm đội tàu ngầm hạt nhân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc là một phần nỗ lực của Bắc Kinh để tăng cường lực lược hạt nhân, và đưa vũ khí hạt nhân trở thành một thành phần lớn hơn trong chiến lược an ninh quốc gia của nước này.

Khoảnh khắc lầm tưởng chết người khiến chiến tranh hạt nhân Trung-Mỹ bùng nổ - Ảnh 3.

Bản vẽ tàu ngầm Type 094A của Trung Quốc. Nó được cho là có thể mang vũ khí hạt nhân. Ảnh: TT Carnegie

Nếu nghĩ theo hướng trên thì các đồng minh của Mỹ có thể dựa dẫm nhiều hơn vào chiếc ô hạt nhân của Washington để tăng cường an ninh. Điều đó đồng nghĩa với việc giao phó cho Mỹ dùng vũ khí hạt nhân để đáp trả trong trường hợp đối thủ phát động một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào đồng minh của Washington.

Để bảo vệ các tàu ngầm hạt nhân, Trung Quốc cần triển khai các lực lượng đa nhiệm quy mô lớn tại vùng ven biển nhằm ngăn chặn các tàu chiến và máy bay của đối phương khi chúng tạo ra mối đe dọa đối với Bắc Kinh.

Trong khi ấy, một số quốc gia khác có thể xem đây là động thái hung hăng của Bắc Kinh nhằm tìm kiếm vị thế thống trị quân sự trong khu vực. Theo ông Tong, các quốc gia này có thể tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ và với nhau để ngăn Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng.

Hệ quả khi Trung Quốc tăng cường vũ khí hạt nhân

Kho vũ khí hạt nhân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc có thể khiến Mỹ và Nga lưỡng lự hơn trong việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình.

Nếu như các cường quốc trên thế giới có ý định khôi phục lại mối quan tâm đối với vũ khí hạt nhân thì điều đó sẽ có tác động tiêu cực đối với tình hình an ninh chiến lược của khu vực và quốc tế.

Tất cả các bên sẽ cảm thấy họ cần phải đầu như nhiều hơn vào vũ khí hạt nhân, và cảm thấy bất an hơn.

Chưa hết, nếu Trung Quốc tăng cường các đượt tuần tra quân sự vào những khu vực biển vốn đã đông đúc thì các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm bảo vệ lực lượng tàu ngầm và đối phó với hoạt động tác chiến chống ngầm của Mỹ sẽ khiến căng thẳng gia tăng giữa các lực lượng quân sự không thường.

Tình thế này sẽ giằng co mà không có bên nào giành chiến thắng.

Liệu chiến tranh hạt nhân có xảy ra?

Nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân có thể gia tăng do những tình huống leo thang không chủ định và không thể dự đoán trước.

Có một vấn đề, đó là tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể bị nhận diện nhầm là tàu ngầm tấn công hạt nhân trang bị vũ khí thông thường.

Cần biết rằng, tàu ngầm tấn công hạt nhân là tàu ngầm trang bị động cơ hạt nhân, nhưng chúng không mang vũ khí hạt nhân. Thay vào đó, các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là tàu ngầm hạt nhân chiến lược, mối đe dọa mà chúng mang lại ở cấp độ cao hơn nhiều.

  • NATO vừa "khoe cơ bắp", TT Putin lập tức tuyên bố vũ khí mới của Nga không có đối thủ

Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, Bắc Kinh có thể hiểu nhầm việc Mỹ theo dõi các tàu ngầm tấn công hạt nhân trang bị vũ khí thông thường của Trung Quốc.

Họ có thể cho rằng Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Bắc Kinh do cả 2 loại tàu ngầm đang hoạt động trong cùng một khu vực.

Trong trường hợp đó, Trung Quốc có thể sẽ quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân trước, làm nổ ra một cuộc xung đột hạt nhân.

Mức độ đáng tin cậy thấp trong hệ thống điều khiển, chỉ huy và liên lạc của Trung Quốc cũng có thể khiến những nguy cơ này trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu hệ thống liên lạc bị hỏng trong quá trình xảy ra khủng hoảng, thì càng có khả năng Trung Quốc sẽ đánh giá sai tình hình và phản ứng một cách thái quá.

*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của chuyên gia Tong Zhao

Những hình ảnh đầu tiên về hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc

Comments

Popular posts from this blog

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bắt tay nhau "săn" đồng minh của Mỹ: Bước đi nguy hiểm

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bắt tay nhau "săn" đồng minh của Mỹ: Bước đi nguy hiểm Liệu Nga có "nối gót" người Mỹ, rút quân khỏi Syria? Hải quân Israel: Nhỏ tới không ngờ, nhưng chớ coi thường, sẵn sàng sống mái với "gấu" Nga Động thái lạ của lực lượng thân Nga ở Syria sau khi Bộ trưởng Shoigu bất ngờ tới Damascus Đây có thể là khởi đầu một cuộc chiến gồm bốn mặt trận của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Syria. Nó sẽ gây khó khăn rất lớn cho PKK và đồng minh của họ (người Mỹ) trong khu vực Kẻ thù chung của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, phong trào ly khai người Kurd Hôm 6/3, Bộ trưởng Bộ nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu ,trong một buổi phát biểu với quần chúng ở thành phố Antalya cho biết cuộc không kích cùng ngày nhằm vào PKK là kết quả của một chiến dịch quân sự chung giữa họ và Iran dọc theo biên giới phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ. "Vào lúc 8:00 sáng nay, chúng tôi đã bắt đầu một chiến dịch chung với Iran nhằm vào PKK ở biên giới phía đông của chúng tôi. Chúng tôi sẽ sớ...

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến Truyền hình QPVN mới đây đưa tin các tổ hợp vũ khí phòng không hiện đại của Israel đã chính thức xuất hiện trong trang thái trực sẵn sàng chiến đấu, canh trời Tổ quốc. Trong phóng sự "Huấn luyện diễn tập làm chủ tên lửa S300 - PMU1" và phim tài liệu "Quân đội Nhân dân Việt Nam - Một số hình ảnh huấn luyện diễn tập năm 2017", đài radar đa năng ELM-2084 trong biên chế Quân chủng PKKQ đã lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong trạng thái trực chiến. Việc lộ diện hình ảnh đài radar đa năng ELM-2084 trong trạng thái trực chiến giúp chúng ta có thể yên tâm rằng lực lượng PK-KQ hoàn toàn làm chủ khí tài hiện đại, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ quản lý vùng trời, "không để Tổ quốc bị bất ngời bởi các tình huống trên không". Cùng với ELM-2288ER, việc đưa các tổ hợp radar đa chức năng hiện đại ELM-2084 vào hoạt động đã đánh dấu bước thay đổi về chất của mạng tình báo cảnh giới bầu trờ...

Tự hào vũ khí "Made in Vietnam": Kiêu hãnh trong Lễ duyệt binh của Quân đội Lào

Tự hào vũ khí "Made in Vietnam": Kiêu hãnh trong Lễ duyệt binh của Quân đội Lào Những hình ảnh mới nhất từ Viêng Chăn cho thấy súng Galil ACE "Made in Vietnam" sẽ xuất hiện trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập QĐND Lào vào ngày 20/1 tới đây. Việc súng trường Galil ACE - vũ khí "Made in Vietnam" sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh lớn nhất từ trước tới nay của Quân đội Nhân dân Lào hôm 20/1 tới đây, điều này có thể được xem là dấu mốc mới đối với ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, khi các sản phẩm quốc phòng do chúng ta tự sản xuất giành được sự tín nhiệm từ các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó nó còn gián tiếp giúp quảng bá vũ khí Việt Nam trên thị trường quốc tế nhất trong một sự kiện lớn như lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập Lực lượng vũ trang Nhân dân Lào. Được biết, lô súng trường Galil ACE đầu tiên chỉ mới được đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam bàn giao cho phía Bộ Quốc phòng Lào trong hôm 14/1 vừa qua tại Thủ đô Viêng Chăn, nhân d...