Skip to main content

Xứng tầm cáo già, Israel khiến cả khối Ả rập phải khiếp sợ cầu xin: Đừng đùa với bậc thầy

Xứng tầm cáo già, Israel khiến cả khối Ả rập phải khiếp sợ cầu xin: Đừng đùa với bậc thầy
Xứng tầm cáo già, Israel khiến cả khối Ả rập phải khiếp sợ cầu xin: Đừng đùa với bậc thầy
Liên quân Arab đã đánh mất thế chủ động và lâm vào cảnh hỗn loạn; sau đó phải cầu xin hòa bình. IDF đã đẩy QĐ Syria vào sâu lãnh thổ Syria và đặt Damascus trong tầm pháo của họ.

Những âm thanh chói tai phát đi từ những chiếc còi báo động vào buổi sáng ngày 6/10/1973, khởi đầu của cuộc chiến giữa liên minh Arab và Israel hay còn gọi là cuộc chiến Yom Kippur, ngày Lễ thiêng của người Do Thái. Nó cũng đánh dấu sự khởi đầu của một trong những xung đột kịch tính nhất trong lịch sử.

Những nhà hoạch định chính sách quân sự của các quốc gia có thể học hỏi từ Chiến tranh Arab - Israel năm 1973 hay không? Cuộc chiến ngắn ngủi kéo dài 19 ngày này không phải là quá dài, nhưng để lại những bài học kinh nghiệm lớn, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Những bài học sâu sắc

Trong 19 ngày; cuộc chiến tranh nổ ra với mức độ khốc liệt cũng như sự hỗn loạn; Ai Cập, Syria có được yếu tố bí mật, bất ngờ nhưng đã đánh mất nó bằng sự thiếu quyết đoán cũng như tính sáng tạo.

Ngược lại, kinh nghiệm "Tiền phát chế nhân" (tấn công phủ đầu, phá hủy tiềm lực quân sự trước của đối phương) của Israel trong cuộc chiến Sáu ngày năm 1967 đã không được phát huy.

  • Israel khiến cả khối Ả rập khiếp sợ: Cuộc chiến cơ giới kinh hoàng nhất trong lịch sử

Mức độ ác liệt của cuộc chiến thể hiện là những trận đấu tăng lớn nhất sau thế chiến thứ 2, những xác xe tăng, xe cơ giới của cả 2 bên tham chiến bị bắn cháy nằm rải rác trên cát tại hoang mạc bán đảo Sinai và cao nguyên Golan.

Những vũ khí mới lần đầu xuất hiện có tính năng kỹ chiến thuật đáng kinh ngạc đó là tên lửa chống tăng có điều khiển và tên lửa phòng không - tất cả những thứ đó dường như làm biến đổi chiến trường.

Những loại vũ khí đắt tiền của thế kỷ hai mươi như xe tăng và máy bay đứng trước nguy cơ bị loại khỏi các cuộc chiến tranh làm người ta liên tưởng tới sự xuất hiện của vũ khí nóng (súng và thuốc nổ) đã làm biến mất vũ khí lạnh (cung, kiếm) thời trung cổ.

Cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 đã không kéo dài bởi sự can thiệp kịp thời của các cường quốc; nhưng thế giới đã thực sự lâm vào khủng hoảng, đó là cuộc khủng hoảng dầu lửa và bốn mươi lăm năm sau, ảnh hưởng của nó vẫn còn là bài học sâu sắc khi chính trị kết hợp với quân sự và kinh tế.

Xứng tầm cáo già, Israel khiến cả khối Ả rập phải khiếp sợ cầu xin: Đừng đùa với bậc thầy - Ảnh 2.

Các binh sĩ Israel bị Quân đội Syria bắt làm tù binh.

Cuộc chiến đã cho thấy sức mạnh tuyệt vời của tên lửa dẫn đường chiến thuật, vũ khí trở lên phổ biến mà có thể thấy được trong các quả bom thông minh dẫn đường bằng laser và GPS hiện nay.

Cuộc chiến Yom Kippur cũng khẳng định uy thế của của tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không trên chiến trường hiện đại; chứng minh rằng xe tăng và không quân phải nhanh chóng thích ứng với các chiến thuật và công nghệ mới. Nếu không sẽ không thể tồn tại trong một cuộc chiến cơ giới tổng lực.

Tốc độ cuộc chiến và sự mất mát về sinh lực cũng như vũ khí trang bị sẽ còn lớn hơn, nhất là trong thời đại hiện nay nay, trong một kỷ nguyên của tên lửa tầm xa, cảm biến tinh vi hơn và vũ khí có điều khiển chính xác hơn.

Tuy nhiên, cuộc chiến cũng cho thấy những sai lầm về chiến thuật, khả năng chỉ huy, hiệp đồng yếu kém và việc mất tinh thần của binh lính có thể nhanh chóng dẫn đến sự thất bại.

Những nghi ngờ từ cuộc chiến

Tuy nhiên, một số bài học cũng không quá rõ ràng. Đây cũng là điều mà Chiến tranh Yom Kippur dạy chúng ta:

Không bao giờ nên tuyên bố một vũ khí đã hêt thời: Tháng 10/1973 được cho là đánh dấu sự hết thời của lực lượng tăng - thiết giáp; những xe tăng đắt tiền dễ dàng bị tiêu diệt bởi những chiến binh được huấn luyện thô sơ với súng phóng lựu giá rẻ và tên lửa có điều khiển. Nhưng 45 năm sau, lực lượng xe tăng vẫn phát triển mạnh.

Xứng tầm cáo già, Israel khiến cả khối Ả rập phải khiếp sợ cầu xin: Đừng đùa với bậc thầy - Ảnh 3.

Xe tăng M60 của Israel bị tiêu diệt.

Người Israel đã học được cách tồn tại và phát huy vai trò của xe tăng trên chiến trường, đó là xe tăng phải đi liền với bộ binh và pháo binh (thứ mà người Nga cũng đã học được khi tấn công vào thủ phủ Grozny vào năm 1999).

Là loại hỏa lực mạnh, sức cơ động nhanh, được bảo vệ tương đối tốt; xe tăng hiện nay không ngừng được cải tiến, nâng cấp để thích ứng với mọi cuộc chiến. Những xe tăng hiện đại như M1 Abrams và T-14 Armata của Nga vẫn là những hỏa lực mạnh mẽ, có sức sống lâu dài trên chiến trường.

Ngày nay, tên lửa phòng không mới nhất của Nga như S-400 đã làm dấy lên nỗi lo sợ rằng: bầu trời đang trở nên quá nguy hiểm cho máy bay hoạt động.

Những nỗi sợ hãi tương tự đã xuất hiện vào năm 1973, sau khi Không quân Israel bị thiệt hại nặng nề đối với tên lửa phòng không. Tuy nhiên, không quân vẫn là lực lượng mạnh nhất ở Trung Đông và trên toàn thế giới.

Hiện nay, máy bay chiến đấu của các nước đều được trang bị các thiết bị gây nhiễu và hệ thống phóng mồi bẫy; máy bay có thể đối phó hiệu quả với tên lửa và súng pháo phòng không. Sự ra đời của máy bay tàng hình và chứng kiến cuộc đấu tay đôi giữa máy bay và hệ thống phòng không đã chứng minh điều đó.

Những sai lầm để đối phương tận dụng

Bên đánh mất chủ động chưa phải đã là bên thất bại: Ngay cả trong những giờ phút cam go nhất của cuộc chiến, khi phía bên kia tin tưởng nắm phần thắng trong tay; nhưng đối phương có thể tận dụng sai lầm để lật ngược thời cơ.

Người Israel đã quá tự tin, họ nghĩ rằng người Arab sẽ không bao giờ dám tấn công, và rằng quân đội Arab sẽ bị đè bẹp nếu họ dám làm vậy.

Xứng tầm cáo già, Israel khiến cả khối Ả rập phải khiếp sợ cầu xin: Đừng đùa với bậc thầy - Ảnh 4.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Ai Cập bị Israel bắt sống.

Những suy nghĩ chủ quan đó nhanh chóng rơi vào tuyệt vọng trong những ngày đầu của cuộc chiến, khi người Ai Cập đẩy lùi các cuộc phản công của lực lượng tăng, thiết giáp Israel trên bán đảo Sinai và quân đội Syria thực hiện tiến công tổng lực trên Cao nguyên Golan.

Thủ tưởng Israel Moshe Dayan lúc đó chủ trương rút lui sâu vào bán đảo Sinai, bỏ Cao nguyên Golan và cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân. Nếu có sự quyết đoán và chiến thuật linh hoạt, có thể Liên quân Arab đã khuất phục được Israel năm 1973.

Tuy nhiên thay vào đó, trong vòng hai tuần, Liên quân Arab đã đánh mất thế chủ động và lâm vào cảnh hỗn loạn; sau đó phải cầu xin hòa bình. IDF đã đẩy quân đội Syria vào sâu lãnh thổ Syria và đặt thủ đô Damascus trong tầm pháo của họ.

Quan trọng hơn, tướng Ariel Sharon của Israel đã biết khai thác một khoảng trống trong các mũi hướng tiến công của quân đội Ai Cập để băng qua kênh đào Suez đến phía Ai Cập, và tổ chức hợp vây quân đội Ai Cập ở Sinai. Dưới sự can thiệp mạnh mẽ của của Liên Xô, Israel đã đồng ý ngừng bắn trong điều kiện.

Chấp nhận ngừng bắn, về mặt chính trị, uy tín và niềm tin của Israel đã bị ảnh hưởng; nhưng thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều nếu chiến tranh tiếp diễn khi cả hai bên đều rơi vào sa lầy.

Không phải là chiến thắng quyết định

Vào cuối cuộc chiến, Israel đã hồi phục từ những thất bại ban đầu và tiếp tục đánh bại các đối thủ của mình trên chiến trường. Điều tương tự có thể nói về quân đội Liên Xô và Mỹ trong Thế chiến II, họ đã bị thất bại nặng nề trong những năm đầu của cuộc chiến, nhưng đã giành chiến thắng vào năm 1945.

Thế chiến II đã đi vào lịch sử như một chiến thắng quyết định của phe Đồng minh; trong khi cuộc chiến năm 1973 được nhớ đến như là mở ra hòa bình lâu dài, chứ không phải là một chiến thắng tuyệt đối của Israel trong cuộc chiến Sáu ngày năm 1967.

Người Mỹ và Nga có thể đã áp đặt những tư tưởng của mình cho các quốc gia khác sau chiến thắng phát xít.

Nhưng điều này người Israel không thể đạt được, người Israel tuyên bố chiến thắng, theo các tiêu chuẩn do chính Israel đặt ra; người Arab cũng nhận ra thực lực của mình đó là không thể xóa sổ nhà nước Do Thái; cách tốt nhất là các bên cùng tồn tại hòa bình.

Mặc dù giành chiến thắng trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973, tuy nhiên những sai lầm chiến lược và chiến thuật của Israel trong toàn bộ cuộc chiến đã làm che mờ chiến thắng cuối cùng của họ trên chiến trường.

Quân đội Israel trong cuộc chiến năm 1973 có thể thừa thắng xông lên, chiếm giữ Cairo hay Damascus; nhưng có thể mục tiêu này sẽ kích hoạt Thế chiến III.

Bất chấp những tổn thất của cuộc chiến, Ai Cập nổi lên như một quốc gia lãnh đạo thế giới Arab; niềm tin về danh dự của họ đã được khôi phục bằng việc lấy lại kênh Suez và bán đảo Sinai.

5 năm sau, Tổng thống Ai Cập Sadat chấm dứt ba thập kỷ xung đột đẫm máu Ai Cập - Israel bằng thỏa ước hòa bình với Israel tại Trại David Accords dưới sự bảo trợ của Mỹ; thỏa ước này cũng củng cố mối quan hệ lâu dài giữa Cairo và Washington.

Tuy nhiên, giữa Tel Aviv và Damascus không bao giờ hòa giải và vẫn bị kéo vào các cuộc xung đột ủy quyền cho đến ngày nay./.

Comments

Popular posts from this blog

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bắt tay nhau "săn" đồng minh của Mỹ: Bước đi nguy hiểm

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bắt tay nhau "săn" đồng minh của Mỹ: Bước đi nguy hiểm Liệu Nga có "nối gót" người Mỹ, rút quân khỏi Syria? Hải quân Israel: Nhỏ tới không ngờ, nhưng chớ coi thường, sẵn sàng sống mái với "gấu" Nga Động thái lạ của lực lượng thân Nga ở Syria sau khi Bộ trưởng Shoigu bất ngờ tới Damascus Đây có thể là khởi đầu một cuộc chiến gồm bốn mặt trận của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Syria. Nó sẽ gây khó khăn rất lớn cho PKK và đồng minh của họ (người Mỹ) trong khu vực Kẻ thù chung của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, phong trào ly khai người Kurd Hôm 6/3, Bộ trưởng Bộ nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu ,trong một buổi phát biểu với quần chúng ở thành phố Antalya cho biết cuộc không kích cùng ngày nhằm vào PKK là kết quả của một chiến dịch quân sự chung giữa họ và Iran dọc theo biên giới phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ. "Vào lúc 8:00 sáng nay, chúng tôi đã bắt đầu một chiến dịch chung với Iran nhằm vào PKK ở biên giới phía đông của chúng tôi. Chúng tôi sẽ sớ...

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến Truyền hình QPVN mới đây đưa tin các tổ hợp vũ khí phòng không hiện đại của Israel đã chính thức xuất hiện trong trang thái trực sẵn sàng chiến đấu, canh trời Tổ quốc. Trong phóng sự "Huấn luyện diễn tập làm chủ tên lửa S300 - PMU1" và phim tài liệu "Quân đội Nhân dân Việt Nam - Một số hình ảnh huấn luyện diễn tập năm 2017", đài radar đa năng ELM-2084 trong biên chế Quân chủng PKKQ đã lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong trạng thái trực chiến. Việc lộ diện hình ảnh đài radar đa năng ELM-2084 trong trạng thái trực chiến giúp chúng ta có thể yên tâm rằng lực lượng PK-KQ hoàn toàn làm chủ khí tài hiện đại, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ quản lý vùng trời, "không để Tổ quốc bị bất ngời bởi các tình huống trên không". Cùng với ELM-2288ER, việc đưa các tổ hợp radar đa chức năng hiện đại ELM-2084 vào hoạt động đã đánh dấu bước thay đổi về chất của mạng tình báo cảnh giới bầu trờ...

Tự hào vũ khí "Made in Vietnam": Kiêu hãnh trong Lễ duyệt binh của Quân đội Lào

Tự hào vũ khí "Made in Vietnam": Kiêu hãnh trong Lễ duyệt binh của Quân đội Lào Những hình ảnh mới nhất từ Viêng Chăn cho thấy súng Galil ACE "Made in Vietnam" sẽ xuất hiện trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập QĐND Lào vào ngày 20/1 tới đây. Việc súng trường Galil ACE - vũ khí "Made in Vietnam" sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh lớn nhất từ trước tới nay của Quân đội Nhân dân Lào hôm 20/1 tới đây, điều này có thể được xem là dấu mốc mới đối với ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, khi các sản phẩm quốc phòng do chúng ta tự sản xuất giành được sự tín nhiệm từ các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó nó còn gián tiếp giúp quảng bá vũ khí Việt Nam trên thị trường quốc tế nhất trong một sự kiện lớn như lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập Lực lượng vũ trang Nhân dân Lào. Được biết, lô súng trường Galil ACE đầu tiên chỉ mới được đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam bàn giao cho phía Bộ Quốc phòng Lào trong hôm 14/1 vừa qua tại Thủ đô Viêng Chăn, nhân d...