Skip to main content

Tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ vừa tham chiến bắn hạ F-16 Pakistan: Cuộc chiến không cân sức

Tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ vừa tham chiến bắn hạ F-16 Pakistan: Cuộc chiến không cân sức
Tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ vừa tham chiến bắn hạ F-16 Pakistan: Cuộc chiến không cân sức
Chưa bao giờ bầu trời khu vực Kashmir tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan lại nóng như thế. Tên lửa từ tiêm kích 2 bên phóng đi liên tiếp. Su-30MKI Ấn Độ đã bắn hạ F-16 Pakistan.

Su-30MKI Ấn Độ tham chiến

Nếu tin tiêm kích Su-390MKI của Không quân Ấn Độ bắn hạ tiêm kích F-16 Không quân Pakistan được xác nhận thì dường như đây sẽ là chiến tích đầu tiên của dòng máy bay này.

Được biết Su-30MKI là loại máy bay do Nga nghiên cứu chế tạo theo yêu cầu riêng của Ấn Độ trên cơ sở tích hợp nhiều công nghệ mới và kết nối các loại vũ khí, trang bị có xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau như Pháp, Israel,... đều là những anh tài bậc nhất trong làng chế tạo vũ khí Thế giới.

  • NÓNG: Pakistan vừa bắn rơi 2 chiến đấu cơ KQ Ấn Độ - Su-30MKI tham chiến, căng thẳng tột độ

Xét một cách khách quan nếu F-16 Pakistan đối đầu trong không chiến với tiêm kích Su-30MKI thì chiến đấu cơ do Mỹ chế tạo không có cửa thắng đối thủ do Nga sản xuất bởi lẽ "Ông ba mươi" vượt trội hơn về mọi khía cạnh, từ khả năng thao diễn cho tới hệ thống điện tử hàng không và vũ khí. Đánh quần vòng hay đánh ở xa, ngoài tầm nhìn thì Su-30MKI đều có lợi thế hơn hẳn.

Ngoài Su-30MKI, Không quân Ấn Độ còn có trong tay những con "át chủ bài" đầy uy lực khác đó là MiG-29 và Mirage-2000. Đó là chưa kể tiêm kích Rafale tối tân mà họ sắp nhận từ Pháp trong thời gian sắp tới.

Tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ vừa tham chiến bắn hạ F-16 Pakistan: Cuộc chiến không cân sức - Ảnh 2.

Tiêm kích Su-390MKI của Không quân Ấn Độ

Trước khi xảy ra các cuộc không chiến căng thẳng ngày hôm nay (27/02/2019) thì trong cuộc xung đột quy mô lớn ở Kargil (hay còn gọi là cuộc chiến tranh Kargil) giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1999, cả 2 bên đều đã tung ra lực lượng mạnh nhất của mình.

Trong đó, tiêm kích MiG-29 Của Ấn Độ đóng vai trò quan trọng, quét sạch bầu trời, khống chế F-16 tạo điều kiện cho các loại máy bay khác đột nhập tấn công phá hủy các căn cứ quân sự của Pakistan.

  • Hàn Quốc tung cú đấm "knock-out" hạ gục Nga: Chiến tích ở Syria là số 0

Nhờ vậy, các máy bay MiG-21, MiG-27 và Mirage-2000 của Không quân Ấn Độ có thể dễ dàng hủy diệt các mục tiêu mặt đất mà không gặp phải trở ngại nào từ không quân Pakistan.

Các máy bay tiêm kích MiG-29 Ấn Độ mang đầy đủ vũ khí, có nhiệm vụ sẵn sàng không chiến đánh bại tiêm kích F-16 của Pakistan nhằm chiếm ưu thế trên bầu trời. Về cơ bản các loại máy bay khác, kể cả tiêm kích đánh chặn như F-16 cũng không thể đấu lại được dòng tiêm kích chiếm ưu thế trên không chuyên nhiệm như MiG-29.

Tại thời điểm đó, các máy bay MiG của Ấn Độ được trang bị tốt hơn và mang vũ khí không đối không tốt hơn so với các máy bay của Không quân Pakistan.

Lý do đơn giản để giải thích tại sao tiêm kích F-16 Pakistan không thể ngắm bắn MiG-29 Ấn Độ là vì chiến đấu cơ MiG được trang bị các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn (BVRAAM) do Nga sản xuất với cự ly diệt mục tiêu tới 80km trong khi đó F-16 Pakistan lại không có loại tên lửa hiện đại như vậy.

Tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ vừa tham chiến bắn hạ F-16 Pakistan: Cuộc chiến không cân sức - Ảnh 4.

Tiêm kích MiG-29 Ấn Độ.

F-16 gặp Su-30MKI không khác gì "cua gặp ếch"

Cho tới sau này, rốt cục F-16 Pakistan cũng mới được trang bị tên lửa BVRAAM có tầm bắn lên tới 80 km nhưng đáng tiếc, lúc này Không quân Ấn Độ đã lại có một bước tiến vượt bậc khác, khiến F-16 khó có cửa đọ được.

Sở hữu radar mảng pha cực mạnh kèm theo hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiện và với tên lửa không đối không RVV-AE có tầm bắn 80-100km hay R-27 có tầm bắn tới 130km, Su-30MKI không cần vượt qua đường ranh giới kiểm soát thì chúng vẫn hoàn toàn có thể là mối đe dọa chết choc đối với F-16 Pakistan từ ngay trong không phận nước nhà.

Phi công Pakistan sợ Su-30MKI là có lý bởi họ biết rằng mình có thể bị bắn hạ ngay trước khi kịp áp sát để có cơ hội bắn đối phương.

  • Hàn Quốc tung cú đấm "knock-out" hạ gục Nga: Chiến tích ở Syria là số 0

  • Lực lượng xe thiết giáp uy lực và hùng hậu nhất của Quân đội Việt Nam bảo vệ chủ tịch Kim Jong Un

  • Xuất hiện thêm loại xe bọc thép đặc chủng hiện đại của Việt Nam bảo vệ Chủ tịch Kim Jong Un ở Ga Đồng Đăng

Chính vì thế, mặc dù Pakistan đã tung F-16 ra trận nhưng chỉ được phép tuần tra trong không phận nước nhà và thậm chí không dám tới dần đường ranh giới kiểm soát vì sợ bị tên lửa ngoài tầm nhìn của Su-30MKI hay MiG-29 tiêu diệt.

Các tiêm kích Su-30MKI và MiG-29 Ấn Độ được trang bị tên lửa không đối không "chết chóc" ngoài tầm nhìn hoàn toàn có khả năng khóa mục tiêu và tấn công F-16 của Không quân Pakistan, buộc F-16 phải tránh xa.

Khoan chưa nói đến bên nào đúng, bên nào sai trong cuộc xung đột vừa bùng phát dữ dội, nhưng rõ ràng hôm nay, người ta đã chính thức được thấy "Ông ba mươi" Su-30MKI của Ấn Độ ra quân lập chiến tích đầu tiên: Bắn hạ F-16 Pakistan.

Comments

Popular posts from this blog

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến Truyền hình QPVN mới đây đưa tin các tổ hợp vũ khí phòng không hiện đại của Israel đã chính thức xuất hiện trong trang thái trực sẵn sàng chiến đấu, canh trời Tổ quốc. Trong phóng sự "Huấn luyện diễn tập làm chủ tên lửa S300 - PMU1" và phim tài liệu "Quân đội Nhân dân Việt Nam - Một số hình ảnh huấn luyện diễn tập năm 2017", đài radar đa năng ELM-2084 trong biên chế Quân chủng PKKQ đã lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong trạng thái trực chiến. Việc lộ diện hình ảnh đài radar đa năng ELM-2084 trong trạng thái trực chiến giúp chúng ta có thể yên tâm rằng lực lượng PK-KQ hoàn toàn làm chủ khí tài hiện đại, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ quản lý vùng trời, "không để Tổ quốc bị bất ngời bởi các tình huống trên không". Cùng với ELM-2288ER, việc đưa các tổ hợp radar đa chức năng hiện đại ELM-2084 vào hoạt động đã đánh dấu bước thay đổi về chất của mạng tình báo cảnh giới bầu trờ...

Tự hào vũ khí "Made in Vietnam": Kiêu hãnh trong Lễ duyệt binh của Quân đội Lào

Tự hào vũ khí "Made in Vietnam": Kiêu hãnh trong Lễ duyệt binh của Quân đội Lào Những hình ảnh mới nhất từ Viêng Chăn cho thấy súng Galil ACE "Made in Vietnam" sẽ xuất hiện trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập QĐND Lào vào ngày 20/1 tới đây. Việc súng trường Galil ACE - vũ khí "Made in Vietnam" sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh lớn nhất từ trước tới nay của Quân đội Nhân dân Lào hôm 20/1 tới đây, điều này có thể được xem là dấu mốc mới đối với ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, khi các sản phẩm quốc phòng do chúng ta tự sản xuất giành được sự tín nhiệm từ các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó nó còn gián tiếp giúp quảng bá vũ khí Việt Nam trên thị trường quốc tế nhất trong một sự kiện lớn như lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập Lực lượng vũ trang Nhân dân Lào. Được biết, lô súng trường Galil ACE đầu tiên chỉ mới được đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam bàn giao cho phía Bộ Quốc phòng Lào trong hôm 14/1 vừa qua tại Thủ đô Viêng Chăn, nhân d...

Nếu chiến tranh Syria-Israel nổ ra: Golan sẽ là một "Điện Biên Phủ" cực kỳ độc đáo như VN?

Nếu chiến tranh Syria-Israel nổ ra: Golan sẽ là một "Điện Biên Phủ" cực kỳ độc đáo như VN? Sau nhiều năm nội chiến, Syria đã thực hành "chiến tranh địa đạo" nhuần nhuyễn và sẽ dùng nó để chuẩn bị cho "Điện Biên Phủ" tại Golan. Israel bị đe dọa bằng "Chiến tranh địa đạo" Thiếu tướng Quân đội Arab Syria (SAA) Lu'ayy Shehadeh mới đây đã tuyên bố với Kênh truyền hình Al-Manar của lực lượng Hezbollah rằng cuộc chiến tranh Syria đã biến binh lính nước này trở thành các "chuyên gia" về địa đạo. "Tôi có thể nói với bạn rằng với tư cách là chuyên gia về chiến tranh đường hầm, chúng tôi đã có những bước tiến lớn ngay trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Điều này xảy ra trong suốt những năm đã qua của cuộc chiến". Trong lịch sử 75 năm, SAA hiếm khi tuyên bố mình là "chuyên gia" về bất cứ lĩnh vực gì. Tuy nhiên trong cuộc chiến chống lại Phiến quân và tổ chức khủng bố IS, những kẻ địch sử dụng thành thạo chiến thu...