Skip to main content

Nga đưa quân vào, Venezuela vẫn bất ổn, nhưng Colombia lại là nạn nhân?

Nga đưa quân vào, Venezuela vẫn bất ổn, nhưng Colombia lại là nạn nhân?
Nga đưa quân vào, Venezuela vẫn bất ổn, nhưng Colombia lại là nạn nhân?
Nhóm vũ trang mới hoạt động tại các quốc gia biên giới giáp với Venezuela được gọi là "Tổ chức phòng vệ tập thể biên giới" (CSF) được lãnh đạo bởi các cựu chỉ huy của FARC.

Trong bối cảnh Nga đưa quân tới Venezuela nhằm thắt chặt thêm quan hệ hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa đôi bên, bất chấp những bất ổn vẫn tiếp diễn thì láng giềng Colombia của quốc gia Nam Mỹ này lại đang có những diễn biến nóng.

Colombia cứng rắn với ELN, cuộc nội chiến lại tiếp diễn ở Colombia

Các nhóm vũ trang cánh tả ELN và FARC đã gia tăng hoạt động tại Colombia trong những tháng gần đây và thậm chí các tổ chức phi chính phủ đã tố cáo một lực lượng quân sự mới đang được hình thành và được lãnh đạo bởi các chỉ huy cánh tả Colombia và nhân sự từ Venezuela.

Việc chi nhánh của các tổ chức vũ trang Colombia như ELN và FARC hiện diện ở Venezuela không còn là bí mật đối với bất kỳ ai.

Nga đưa quân vào, Venezuela vẫn bất ổn, nhưng Colombia lại là nạn nhân? - Ảnh 1.

Một người lính bán vũ trang ở Venezuela

Nhưng tình hình đang trở nên phức tạp bởi bối cảnh xung đột chính trị đang xảy ra tại nước láng giềng. Các chuyên gia cảnh báo rằng việc chính phủ Colombia đang tỏ ra cứng rắn sẽ khiến tiến trình hòa bình sẽ ngày càng khó khăn.

Đặc biệt là các động thái không thể đoán trước của chính phủ ở Venezuela ở các khu vực biên giới với Colombia. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn dẫn tới một cuộc nội chiến Colombia mới với các sự kiện mới nhất được ghi nhận ở cả hai quốc gia.

Tại Colombia, vào ngày 18/1, Tổng thống Ivan Duque đã ngưng cam kết đối thoại hòa bình với ELN sau vụ đánh bom xe hơi tại Trường Đại học Cảnh sát Santander ở Bogotá , khiến 21 người chết và 68 người khác bị thương.

Nga đưa quân vào, Venezuela vẫn bất ổn, nhưng Colombia lại là nạn nhân? - Ảnh 2.

Vụ đánh bom xe cáo buộc do ELN thực hiện ở Bogotá, thủ đô Colombia

Cùng với điều này, lệnh bắt giữ của các lãnh đạo của ELN tham dự trong các cuộc đàm phán Havana đã được kích hoạt lại, và một cuộc tấn công bằng lực lượng quân sự đã được chuẩn bị trên toàn lãnh thổ Colombia.

Về phần mình, tại Venezuela vào ngày 23/1, trong bối cảnh các cuộc biểu tình đang diễn ra và chủ tịch phe đối lập của Quốc hội Venezuela, Juan Guaidó, tuyên bố mình là tổng thống lâm thời của Venezuela.

ELN và FARC từng bước kiểm soát các khu vực biên giới của Venezuela và Colombia dưới "đèn xanh" của chính phủ Maduro.

Ronald Rodriguez, nhà nghiên cứu Venezuela của Đại học del Rosario:

  • Nga đưa các chuyên gia quân sự tới Venezuela

Ở Venezuela, logic của quyền lực trong các vấn đề an ninh đã thay đổi dưới thời Hugo Chávez. Sau cuộc đảo chính bất thành năm 2002, Chávez nhận ra rằng có nhiều lãnh đạo khu vực không trung thành với mình và ông bật đèn xanh cho phép các nhóm dân sự tự vũ trang.

Cùng với việc các nhóm vũ trang cánh tả xâm nhập vào Venezuela, chính phủ mất đi ưu thế quân sự, điều này sẽ đánh dấu tương lai của mối quan hệ giữa Colombia và Venezuela.".

Tất cả điều này là do mất quyền lực ở Venezuela, điều nghiêm trọng hơn ở Colombia là họ không hành động hiệu quả khi đối đầu với các lực lượng này.

Các băng nhóm vũ trang cánh tả không có động cơ phải rời khỏi khu vực vì họ có những kẻ địch họ ở bên kia biên giới, và khi Venezuela muốn giành lại quyền kiểm soát đó, sẽ khó khăn nhiều lần do các tổ chức vũ trang đang hiện diện.".

Nga đưa quân vào, Venezuela vẫn bất ổn, nhưng Colombia lại là nạn nhân? - Ảnh 4.

Các chiến binh FARC tại Colombia (ảnh al-Jazeera)

Sự tái cấu trúc của ELN và FARC dưới cái bóng của "cuộc cách mạng Bolivar"

Theo một báo cáo của Insight Crime , một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về tội phạm ở Mỹ Latinh, tiết lộ rằng ELN có mặt ở 12 trong số 24 bang của Venezuela.

Nhưng không chỉ ở các khu vực giáp biên giới Colombia, mà ngay cả biên giới với Guyana và Brazil, ảnh hưởng của các nhóm cánh tả trên một diện tích là 1.500 km2, gần như toàn bộ lãnh thổ Venezuela.

Nga đưa quân vào, Venezuela vẫn bất ổn, nhưng Colombia lại là nạn nhân? - Ảnh 5.

Dân quân cánh tả trung thành với ông Maduro tuần tra trên tuyến biên giới Colombia - Venezuela tháng 2/2019

Điều này được cho là sự mở rộng đi kèm sự phát triển kinh tế của một trong các dự án của chính phủ Venezuela, dự án Arco Minero, theo giải thích của Insight Crime:

"Đây là sự tái cấu trúc của các nhóm cánh tả Colombia dưới cái bóng của "cuộc cách mạng Bolivar".

Cố Tổng thống Hugo Chávez đã bật đèn xanh cho họ vào lãnh thổ với phần thưởng như là chuyến "dưỡng lão" ở Venezuela.

Nhưng Maduro thì khác, ông ta tạo cho họ một "công việc". Đó là tái tổ chức với hình thức các công ty khai thác tài nguyên, sau đó vận chuyển và bàn giao cho chính phủ Venezuela, với chính sách chuyển sang khai thác các nguồn tài nguyên mới trước sự suy giảm của sản xuất dầu mỏ".

Javier Tarazona, giám đốc Tổ chức phi chính phủ Redes tuyên bố đã có đầy đủ bằng chứng cho việc này.

Tarazona cũng tố cáo nhóm vũ trang mới hoạt động tại các quốc gia có chung đường biên giới với Venezuela được gọi là "Tổ chức phòng vệ tập thể biên giới" (CSF) được lãnh đạo bởi các cựu chỉ huy của FARC.

Nga đưa quân vào, Venezuela vẫn bất ổn, nhưng Colombia lại là nạn nhân? - Ảnh 6.

Thành viên của CFS được cho là tham gia phản biểu tình ở Venezuela, tháng 2/2019

"Chúng tôi đã quan sát cách Tổ chức phòng vệ tập thể biên giới (CFS) được tạo ra và trở thành một đơn vị phản cách mạng, họ đã tham gia thực thi các hành động phản biểu tình ở San Cristóbal và gây ra thương vong cho 20 dân thường.

Ở một số quốc gia có chung đường biên giới, tổ chức này đã đe dọa người dân để họ không tham gia vào các hoạt động của phe đối lập.

TIN LIÊN QUAN
  • Đồn đoán máy bay Nga tới Venezuela: Tín hiệu hợp tác quân sự?

  • 7 đảng dân chủ Thái Lan bất ngờ liên minh đối đầu đảng thân quân sự

  • Pakistan kêu gọi không quân sự hóa không gian sau khi Ấn Độ bắn hạ vệ tinh

  • Đoàn xe quân sự Mỹ tai nạn ở Ba Lan: Nhiều xe dính chùm

Không có giới hạn, toàn diện, nằm dưới sự bảo vệ và hỗ trợ sự của chính phủ Venezuela. Các nhóm vũ trang cánh tả như ELN và FARC được tái tổ chức và nguy hiểm hơn vì chính phủ Venezuela bảo vệ họ, thậm chí còn tài trợ vũ khí ".

Theo Tướng Juan Carlos Buitrago, Chỉ huy trưởng Lực lượng Cảnh sát, Thuế và Hải quan Colombia:

"Biên giới với Venezuela hiện đang hình thành các liên minh giữa các nhóm vũ trang, đặc biệt là FARC và ELN, trong các hoạt động tội phạm như tống tiền, buôn bán ma túy và vận chuyển hàng lậu. ".

Tổ chức Phi chính phủ Pares đã đưa ra một nghiên cứu cho rằng CSF đang tuyển dụng những người tị nạn Venezuela đang chạy trốn cuộc khủng hoảng ở Venezuela bằng cách đưa ra những công việc giả tạo và tống họ vào các đơn vị du kích.

Tất cả những hành động này sẽ chỉ dẫn đến một kết quả cuối cùng, xung đột sẽ được tái kích hoạt ở Colombia.

Phóng sự của AP năm 2015 cho thấy ELN và FARC đã thiết lập một phòng tác chiến chung tại Colombia

Comments

Popular posts from this blog

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bắt tay nhau "săn" đồng minh của Mỹ: Bước đi nguy hiểm

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bắt tay nhau "săn" đồng minh của Mỹ: Bước đi nguy hiểm Liệu Nga có "nối gót" người Mỹ, rút quân khỏi Syria? Hải quân Israel: Nhỏ tới không ngờ, nhưng chớ coi thường, sẵn sàng sống mái với "gấu" Nga Động thái lạ của lực lượng thân Nga ở Syria sau khi Bộ trưởng Shoigu bất ngờ tới Damascus Đây có thể là khởi đầu một cuộc chiến gồm bốn mặt trận của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Syria. Nó sẽ gây khó khăn rất lớn cho PKK và đồng minh của họ (người Mỹ) trong khu vực Kẻ thù chung của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, phong trào ly khai người Kurd Hôm 6/3, Bộ trưởng Bộ nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu ,trong một buổi phát biểu với quần chúng ở thành phố Antalya cho biết cuộc không kích cùng ngày nhằm vào PKK là kết quả của một chiến dịch quân sự chung giữa họ và Iran dọc theo biên giới phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ. "Vào lúc 8:00 sáng nay, chúng tôi đã bắt đầu một chiến dịch chung với Iran nhằm vào PKK ở biên giới phía đông của chúng tôi. Chúng tôi sẽ sớ...

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến Truyền hình QPVN mới đây đưa tin các tổ hợp vũ khí phòng không hiện đại của Israel đã chính thức xuất hiện trong trang thái trực sẵn sàng chiến đấu, canh trời Tổ quốc. Trong phóng sự "Huấn luyện diễn tập làm chủ tên lửa S300 - PMU1" và phim tài liệu "Quân đội Nhân dân Việt Nam - Một số hình ảnh huấn luyện diễn tập năm 2017", đài radar đa năng ELM-2084 trong biên chế Quân chủng PKKQ đã lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong trạng thái trực chiến. Việc lộ diện hình ảnh đài radar đa năng ELM-2084 trong trạng thái trực chiến giúp chúng ta có thể yên tâm rằng lực lượng PK-KQ hoàn toàn làm chủ khí tài hiện đại, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ quản lý vùng trời, "không để Tổ quốc bị bất ngời bởi các tình huống trên không". Cùng với ELM-2288ER, việc đưa các tổ hợp radar đa chức năng hiện đại ELM-2084 vào hoạt động đã đánh dấu bước thay đổi về chất của mạng tình báo cảnh giới bầu trờ...

Tự hào vũ khí "Made in Vietnam": Kiêu hãnh trong Lễ duyệt binh của Quân đội Lào

Tự hào vũ khí "Made in Vietnam": Kiêu hãnh trong Lễ duyệt binh của Quân đội Lào Những hình ảnh mới nhất từ Viêng Chăn cho thấy súng Galil ACE "Made in Vietnam" sẽ xuất hiện trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập QĐND Lào vào ngày 20/1 tới đây. Việc súng trường Galil ACE - vũ khí "Made in Vietnam" sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh lớn nhất từ trước tới nay của Quân đội Nhân dân Lào hôm 20/1 tới đây, điều này có thể được xem là dấu mốc mới đối với ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, khi các sản phẩm quốc phòng do chúng ta tự sản xuất giành được sự tín nhiệm từ các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó nó còn gián tiếp giúp quảng bá vũ khí Việt Nam trên thị trường quốc tế nhất trong một sự kiện lớn như lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập Lực lượng vũ trang Nhân dân Lào. Được biết, lô súng trường Galil ACE đầu tiên chỉ mới được đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam bàn giao cho phía Bộ Quốc phòng Lào trong hôm 14/1 vừa qua tại Thủ đô Viêng Chăn, nhân d...