Skip to main content

Quả tên lửa tuyệt mật của Nga "bặt vô âm tín": Biến mất lặng lẽ đến không ngờ?

Quả tên lửa tuyệt mật của Nga
Quả tên lửa tuyệt mật của Nga "bặt vô âm tín": Biến mất lặng lẽ đến không ngờ?
Căn cứ vào những dữ liệu trên các phương tiện truyền thông, đáng lẽ quả tên lửa phải được hoàn thành vào năm 2017, và bàn giao cho quân đội vào năm 2019.

Từ những dự án "bặt vô âm tín" của ngành công nghiệp quốc phòng Nga ...

Trang điện tử Avia.pro, căn cứ vào hàng loạt những chứng cứ gián tiếp, đã đi đến kết luận cho rằng, dự án chế tạo tên lửa độc đáo "Alabuga" của Nga có thể đã bị dừng lại.

 "Căn cứ vào những dữ liệu trên các phương tiện truyền thông, đáng lẽ quả tên lửa phải được hoàn thành vào năm 2017, và bàn giao cho quân đội vào năm 2019.

Tuy nhiên không có bất cứ thông tin nào thêm về dự án này, vì thế các chuyên gia phân tích không loại trừ khả năng, nếu quả tên lửa này từng tồn tại, thì đến giờ dự án này có thể đã bị đóng cửa".

Vào năm 2017, trên hàng loạt hãng truyền thông nước ngoài dựa vào thông tin từ những cơ quan tình báo nào đó, đã đưa tin về việc tập đoàn "Công nghệ vô tuyến điện tử" (KRET) của Nga đang nghiên cứu chế tạo tên lửa điện từ tuyệt mật "Alabuga".

  • Cháy rất lớn tại nhà máy chế tạo tên lửa Nga - Khói lửa bốc lên ngùn ngụt

Khi kích hoạt Alabuga ở độ cao 200-300m trên mục tiêu, các tia sóng công suất lớn sẽ áp chế hoạt động của các thiết bị điện tử như máy tính, hệ thống radar định vị, liên lạc, khả năng tự dẫn hướng của vũ khí chính xác cao và có điều kiển, mà còn làm cho chúng hư hỏng hoàn toàn.

Việc này có thể hiểu đơn giản là làm cháy rụi các chi tiết điện tử trong vũ khí của đối phương.

Hiệu ứng này được cho là có tác dụng trong bán kính 3,5km. Bên cạnh đó, quả tên lửa sẽ hoạt động ở các chế độ khác nhau. Chế độ "Mềm" là khi nó chỉ tạm thời làm gián đoạn hoạt động của các thiết bị điện tử, cho tới "Cứng" đó là hủy diệt thiết bị điện tử của đối phương.

Sóng được tạo ra từ máy phát từ trường cao tần công suất lớn. Công suất cũng như các tính năng khác không được tiết lộ. Nguồn năng lượng cấp cho máy phát cũng được giữ bí mật.

Cách thức tấn công này lên các thiết bị điện tử của đối phương được biết đến từ lâu. Xung điện từ cực mạnh được tạo trong quá trình nổ hạt nhân.

Quả tên lửa tuyệt mật của Nga bặt vô âm tín: Biến mất  lặng lẽ đến không ngờ? - Ảnh 2.

Năm 2017 truyền thông quốc tế đưa tin chương trình Alabuga đang được thử nghiệm và sẽ sớm được Nga đưa vào trang bị.

Người Mỹ đã từng thử nghiệm phương pháp này, khi cho nổ một tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân có sức công phá 1,4 megaton ở độ cao 400km vào năm 1962.

Xung điện từ mạnh đã khiến 4 vệ tinh ngừng hoạt động, khi làm hư hỏng toàn bộ hệ thống pin mặt trời.

Trên Trái đất, người ta đã nhìn thấy tia sáng loé lên ở khoảng cách 7 nghìn km cách tâm chấn – tại New Zealand. Trên quần đảo Hawaii, tín hiệu liên lạc bị mất trong khoảng thời gian dài, hệ thống cung cấp điện bắt đầu trục trặc.

Một vành đai phóng xạ rộng lớn đã được tạo ra, khiến thêm 2 vệ tinh nữa ngừng hoạt động – lần này là các vệ tinh của Liên Xô.

Vì thế, Liên Xô đã phải điều chỉnh các lần phóng tàu vũ trụ có điều khiển "Phương đông-3" và "Phương đông-4" để chúng không rơi vào khu vực nguy hiểm.

... đến những khó khăn về công nghệ không thể vượt qua được

Phó tổng giám đốc thứ nhất của KRET, ông Vlaidmir Mikheev đã chia sẻ về sự tồn tại của chương trình "Alabuga" vào hồi cuối năm 2017 với phóng viên hãng thông tấn RIA Novosti.

Theo lời ông, công tác nghiên cứu trong lĩnh vực này được triển khai vào năm 2011.

Sau khi hoàn tất công tác nghiên cứu khoa học, tập đoàn đã bắt tay vào công tác chế tạo quả tên lửa, nhưng ông Mikheev không đưa ra thông tin về mức độ sẵn sàng của vũ khí này và khả năng triển khai thử nghiệm nó, khi tuyên bố về mức độ tuyệt mật của thông tin trên.

Và đã một thời gian dài mà hoàn toàn không có thông tin gì về số phận của chương trình, vì vậy người ta mới đưa ra phỏng đoán về việc nhiều khả năng, nó đã bị đóng cửa.

Nói chung, đây là điều thường xảy ra, bởi vì Nga hay đề cập tới việc chế tạo những loại vũ khí mới trước khi chúng bắt đầu được thử nghiệm rất lâu, trong khi thời hạn bàn giao thì rất mờ mịt.

Lấy ví dụ mới đây người ta biết được rằng vũ khí ngầm được quảng cáo ầm ĩ "Poseidon" sẽ chỉ xuất hiện sớm nhất trong biên chế Hạm đội Hải quân Nga vào năm 2027.

Quả tên lửa tuyệt mật của Nga bặt vô âm tín:  Biến mất lặng lẽ đến không ngờ? - Ảnh 3.

Poseidon được cho là vũ khí có thể tạo ra các cơn sóng thần hủy diệt các đô thị của đối phương.

Liên quan tới nguồn năng lượng cấp cho máy phát từ trường tần sóng cao, thì đương nhiên không phải là các loại pin sạc.

Các chuyên gia cho rằng, máy phát bức xạ từ có thể tạo ra năng lượng cần thiết. Người ta còn gọi nó là "máy phát Sakharov", do nhà vật lý nổi tiếng Liên Xô Sakharov, cha đẻ của các loại bom nhiệt hạch, phát minh.

TIN LIÊN QUAN
  • Thiếu mảnh ghép đặc biệt này, tiêm kích Su-57 Nga chỉ "siêu" hơn Su-27 một chút mà thôi?

  • Mạnh miệng đe tấn công Israel, "chú bé tí hon" Li-băng lấy gì mà đánh?

  • Tại sao "xe tăng lai đĩa bay" mạnh nhất thế giới lại bị Liên Xô loại bỏ không thương tiếc?

Nga từ lâu đã sở hữu loại vũ khí này. Mặc dù từ đầu thế kỷ XXI nó bị mắc kẹt ở giai đoạn thử nghiệm các nguyên mẫu và do sự chậm trễ của các quan chức Bộ Quốc phòng Nga.

Vào năm 2001, tại triển lãm vũ khí quốc tế ở Malaysia, nguyên mẫu của tổ hợp điện từ cơ động "Ranets-E" trên khung gầm xe MAZ-543 bánh hơi đã được trình làng. Trọng lượng của tổ hợp này là 5 tấn.

"Ranets-E" có chức năng tấn công bằng điện từ tất cả các loại thiết bị bay từ UAV, máy bay tiêm kích và ném bom, các tên lửa hành trình và loại bom đạn điều khiển bằng các chip điện tử cũng có thể là mục tiêu của nó.

Có nghĩa là tổ hợp này thuộc loại phòng không. "Ranets-E" phát ra xung điện từ khoảng 20 nano giây và công suất 500MW.

Ở khoảng cách 12-14km, xung điện phá huỷ các chi tiết điện tử, ở khoảng cách tối đa 40km – nó làm cho các chip điện tử ngừng hoạt động nhưng không bị hư hỏng. Những kết quả này có được là nhờ sử dụng các ăng-ten dẫn hướng hẹp.

Quả tên lửa tuyệt mật của Nga bặt vô âm tín: Biến mất lặng lẽ đến không ngờ? - Ảnh 5.

Hệ thống "Ranets-E" trên khung sườn xe MAZ-543.

Tuy nhiên nó còn có cả ăng-ten khác, phát xung năng lượng trong góc 60 độ. Điều này có nghĩa rằng, năng lượng sẽ tiêu tan rất nhiều trong khoảng không và nó sẽ làm ngưng hoạt động của thiết bị điện tử ở khoảng cách gần hơn nhiều.

Cơ chế này được áp dụng để hạ gục các loại đạn bay nhanh của địch, khi việc ngắm bắn chính xác là điều không thể. Tuy nhiên, ở đây có một chi tiết khá bất lợi.

Do việc hạ gục mục tiêu diễn ra ở khoảng cách không xa đối tượng được bảo vệ, nên mục tiêu vẫn tiếp tục bay theo quán tính, bất chấp hệ thống điều khiển đã bị vô hiệu hoá.

  • Vì sao Nga từng phải gán nợ xe tăng quốc bảo cho đồng minh Mỹ?

  • Libya: Phe Benghazi không kích dữ dội Tripoli

  • Nga học tập Mỹ hoán cải Borei thành tàu ngầm tên lửa hành trình?

Các chỉ số thử nghiệm "Ranets-E" không được công bố. Bởi vậy không thể phỏng đoán nó thực hiện các nhiệm vụ được giao hiệu quả tới mức nào.

Giới quân sự còn có hai điều phàn nàn đối với "Ranetz-E". Thứ nhất, mục tiêu sẽ phải ở trong tầm quan sát vô tuyến trực tiếp, mà không bị che lấp bởi các nếp gấp địa hình. Nhưng phần lớn các tên lửa hành trình đều có khả năng di chuyển bám theo địa hình.

Thứ hai, lần "khai hoả" thứ hai chỉ có thể được thực hiện sau 20 phút, do hệ thống phải nạp lại năng lượng.

Như vậy nó chỉ có thể nhằm vào các mục tiêu đơn lẻ. Trong trường hợp một nhóm các mục tiêu, hay một cuộc tấn công ồ ạt thì "Ranets-E" sẽ trở nên vô dụng.

Vì thế mà giới quân sự nghi ngờ khả năng quân đội sẽ cần một tổ hợp như thế này và một tên lửa điện từ trong trường hợp này sẽ hiệu quả hơn. Nó kích hoạt ngay trên đầu khí tài cần vô hiệu hoá của kẻ địch.

Tuy nhiên, các kỹ sư nghiên cứu "Alabuga" có vấp phải rào cản không thể vượt qua với hiện trạng công nghệ hiện nay hay không? Hay vũ khí độc đáo này sẽ biến mất trong màn sương mù của công nghiệp quốc phòng Nga? Những câu hỏi này vẫn chưa được giải đáp.

Vụ thử nghiệm kích nổ đầu đạn hạt nhân trên không năm 1962 của Mỹ.

Comments

Popular posts from this blog

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bắt tay nhau "săn" đồng minh của Mỹ: Bước đi nguy hiểm

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bắt tay nhau "săn" đồng minh của Mỹ: Bước đi nguy hiểm Liệu Nga có "nối gót" người Mỹ, rút quân khỏi Syria? Hải quân Israel: Nhỏ tới không ngờ, nhưng chớ coi thường, sẵn sàng sống mái với "gấu" Nga Động thái lạ của lực lượng thân Nga ở Syria sau khi Bộ trưởng Shoigu bất ngờ tới Damascus Đây có thể là khởi đầu một cuộc chiến gồm bốn mặt trận của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Syria. Nó sẽ gây khó khăn rất lớn cho PKK và đồng minh của họ (người Mỹ) trong khu vực Kẻ thù chung của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, phong trào ly khai người Kurd Hôm 6/3, Bộ trưởng Bộ nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu ,trong một buổi phát biểu với quần chúng ở thành phố Antalya cho biết cuộc không kích cùng ngày nhằm vào PKK là kết quả của một chiến dịch quân sự chung giữa họ và Iran dọc theo biên giới phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ. "Vào lúc 8:00 sáng nay, chúng tôi đã bắt đầu một chiến dịch chung với Iran nhằm vào PKK ở biên giới phía đông của chúng tôi. Chúng tôi sẽ sớ...

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến Truyền hình QPVN mới đây đưa tin các tổ hợp vũ khí phòng không hiện đại của Israel đã chính thức xuất hiện trong trang thái trực sẵn sàng chiến đấu, canh trời Tổ quốc. Trong phóng sự "Huấn luyện diễn tập làm chủ tên lửa S300 - PMU1" và phim tài liệu "Quân đội Nhân dân Việt Nam - Một số hình ảnh huấn luyện diễn tập năm 2017", đài radar đa năng ELM-2084 trong biên chế Quân chủng PKKQ đã lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong trạng thái trực chiến. Việc lộ diện hình ảnh đài radar đa năng ELM-2084 trong trạng thái trực chiến giúp chúng ta có thể yên tâm rằng lực lượng PK-KQ hoàn toàn làm chủ khí tài hiện đại, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ quản lý vùng trời, "không để Tổ quốc bị bất ngời bởi các tình huống trên không". Cùng với ELM-2288ER, việc đưa các tổ hợp radar đa chức năng hiện đại ELM-2084 vào hoạt động đã đánh dấu bước thay đổi về chất của mạng tình báo cảnh giới bầu trờ...

Tự hào vũ khí "Made in Vietnam": Kiêu hãnh trong Lễ duyệt binh của Quân đội Lào

Tự hào vũ khí "Made in Vietnam": Kiêu hãnh trong Lễ duyệt binh của Quân đội Lào Những hình ảnh mới nhất từ Viêng Chăn cho thấy súng Galil ACE "Made in Vietnam" sẽ xuất hiện trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập QĐND Lào vào ngày 20/1 tới đây. Việc súng trường Galil ACE - vũ khí "Made in Vietnam" sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh lớn nhất từ trước tới nay của Quân đội Nhân dân Lào hôm 20/1 tới đây, điều này có thể được xem là dấu mốc mới đối với ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, khi các sản phẩm quốc phòng do chúng ta tự sản xuất giành được sự tín nhiệm từ các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó nó còn gián tiếp giúp quảng bá vũ khí Việt Nam trên thị trường quốc tế nhất trong một sự kiện lớn như lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập Lực lượng vũ trang Nhân dân Lào. Được biết, lô súng trường Galil ACE đầu tiên chỉ mới được đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam bàn giao cho phía Bộ Quốc phòng Lào trong hôm 14/1 vừa qua tại Thủ đô Viêng Chăn, nhân d...