Khách tham quan viện bảo tàng khí tài tăng thiết giáp ở Kubinka (ngoại ô Moscow) không thể bỏ qua một trong những mẫu xe tăng lạ lùng nhất đương đại.
Đó là chiếc xe tăng hạng nặng có số hiệu 279. Nó trông giống như một chiếc đĩa bay thực sự, chỉ khác là được đặt trên các bánh xích và có tháp pháo. Nhưng sự lạ lùng không chỉ dừng ở đó, bánh xích của cỗ máy không chỉ có một đôi, mà tận hai đôi.
Điều vô cùng ngạc nhiên là ở chỗ, chiếc xe tăng này gần như đã được bàn giao cho quân đội Liên Xô, mặc dù vì các lý do chính trị cuối cùng nó vẫn không được chấp nhận để sản xuất hàng loạt.
Đề án 279 trong viện bản tàng.
Nhu cầu xe tăng hạng nặng của Liên Xô
Vào đầu năm 1956, Cục tăng thiết giáp Bộ Quốc phòng Liên Xô đã xây dựng những tiêu chuẩn kỹ-chiến thuật cho chiếc xe tăng hạng nặng mới, nó dự kiến phải được bàn giao cho quân đội vào thập niên 50-60.
Khối lượng được giới hạn ở mức 50-60 tấn, và dự kiến trang bị pháo 130mm mới.
Hai phòng thiết kế đã được giao nhiệm vụ chế tạo chiếc xe tăng này: Nhà máy máy kéo Chelyabinsk và Nhà máy máy kéo Leningrad mang tên Kirov. Thiết kế sẽ được lựa chọn theo hình thức thi tuyển.
Vào thập niên 50, quân đội Liên Xô gặp khó với các xe tăng hạng nặng.
Tổng cộng có 4 mẫu được sử dụng. Chiếc xe tăng IS-2 còn lại từ thời Thế chiến thứ nhất đã không còn đáp ứng được yêu cầu theo thời gian (nhất là về khả năng bảo vệ kíp lái) và trong tương lai chỉ có thể thực hiện vai trò như một lô cốt.
IS-3 có tính ổn định thấp, bởi vậy nó không được ưa chuộng trong các đơn vị tăng thiết giáp, còn về mức độ chống đạn thì khác biệt không nhiều so với chiếc xe tăng hạng trung T-54 mới được bàn giao cho quân đội.
IS-4 là một cỗ máy có khả năng phòng vệ tốt và hoả lực mạnh nhưng giá thành cao gấp 3 lần IS-3, và vẫn không đáp ứng được các tiêu chuẩn về khả năng cơ động và cũng như IS-3, nó cũng gặp phải những vấn đề về kỹ thuật.
Xe tăng hạng nặng IS-4.
Tất cả 3 mẫu xe tăng hạng nặng hiện có đều được trang bị khẩu pháo 122mm nòng xoắn D-25T, mà vào thời điểm đó đã bị coi là lỗi thời.
Cùng với đó, chiếc T-10 cố giành lấy vị trí xe tăng hạng nặng chủ lực khi nó được sản xuất với số lượng lớn.
Chiếc xe tăng này đáp ứng được các yêu cầu về những phẩm chất chiến đấu nhưng lại không so sánh được với các phiên bản tương tự của NATO – "Conqueror" của Anh và M103 của Mỹ (đó là trước khi nó được nâng cấp lên thành T-10M).
Cỗ xe tăng được chế tạo sẽ phải thay thế tất cả những cỗ máy hiện có và giải quyết được yếu điểm chính của T-10 - lớp chống đạn yếu và khả năng chiến đấu hiệu quả trước tất cả những xe tăng hiện có, cũng như tương lai của kẻ địch.
Đề án 279, sự ưu việt được kỳ vọng nhưng lại là yếu điểm lớn nhất
Vào giai đoạn năm 1957-1959, 3 Đề án đã được trình bày và chỉ có một trong số đó là "Đề án 279" được chế tạo và trở thành một trong những mẫu xe tăng lạ lùng - đột phá nhất trong lịch sử ngành công nghiệp chế tạo xe tăng thế giới.
Công tác thiết kế của dự án được giao cho ông Troyanov chủ trì, người đã thiết kế chiếc xe tặng hạng nặng IS-4.
So với các đối thủ cạnh tranh (Đề án 770 của Nhà máy Chelyabinsk và Đề án 277 cũng của Nhà máy Kirov), xe tăng hạng nặng của Troyanov có thể hoạt động trong điều kiện kẻ địch sử dụng vũ khí hạt nhân và trên địa hình phức tạp đối với khí tài quân sự hiện có.
Dự án xe tăng này có bố cục theo kiểu cổ điển. Song, những giải pháp thiết kế độc đáo được ứng dụng đã dẫn tới không gian bên trong bị giảm xuồn ccòn 11,47m3 - nhỏ nhất trong số tất cả các xe tăng hạng nặng thời đó (có thể coi là khuyết điểm).
Lớp vỏ xe tăng là 4 tấm kim loại đúc khổ lớn, được liên kết với nhau bằng các mối hàn. Bên ngoài chiếc xe tăng là các tấm kim loại uốn lượn. Những tấm kim loại này giúp nó có thêm khả năng phòng vệ, đồng thời tạo hình cho phần thân.
Chiếc xe tăng có lớp chống đạn cực mạnh. Phần chống đạn phía trước có chiều dày 192mm theo quy chuẩn, phía bên hông – 182mm, biến chiếc xe tăng này trở nên không thể bị tiêu diệt trước bất cứ súng xe tăng nào và ở mọi khoảng cách.
Tháp pháo có hình bán nguyệt, đúc nguyên khối, có lớp giáp dày 305mm. Nhờ đó, "Đề án 279" có mức độ bảo vệ kỷ lục, mà không cần sử dụng lớp chống đạn tích hợp.
Trong khi đó, khối lượng của chiếc xe tăng là khoảng 60 tấn, tương đối nhẹ so với các thiết kế của Đức như "Maus" hoặc E-100.
Đề án 279 được cho là "gọn nhẹ" hơn so với các xe tăng hạng nặng đối thủ cùng thời.
Tổ lái gồm 4 người. 3 người ngồi trong tháp pháo (chỉ huy, nạp đạn và ngắm bắn), người thứ tư lái xe kiêm thợ cơ khí ngồi ở trung tâm khu vực trước xe, với cửa nóc được thiết kế để ra vào.
Vũ khí chủ lực của xe tăng sẽ là pháo nòng xoắn 130mm M-65. Bên trên khẩu pháo là súng máy 14,5mm.
Vũ khí này được thiết kế vào nửa cuối thập niên 50, để trang bị cho các xe tăng hạng nặng tương lai và pháo chống tăng tự hành. Khẩu pháo nặng 4060kg, chiều dài khoảng 60mm.
Cỗ xe tăng được tự động hoá một phần. Sự phối hợp giữa máy nạp đạn bán tự động và người nạp đạn giúp cho tốc độ bắn của chiếc xe tăng đạt 5-7 phát/phút.
Cùng với đó, người ta còn thiết kế hệ thống nạp đạn phức tạp hơn giúp đẩy tốc độ bắn lên 10-15 phát/phút.
Song, chính vì lý do đó mà không gian của kho đạn bị thu hẹp đáng kể - nó chỉ mang được 24 đạn pháo và 300 viên đạn súng máy.
Chiếc xe tăng dự kiến sẽ sử dụng các thiết bị ngắm bắn và quan sát khá hiện đại vào thời điểm ấy.
Ống ngắm lập thể TPD-2S, thiết bị ổn định điện-thuỷ lực 2D "Groza", ống ngắm ban đêm kết nối với thiết bị chiếu sáng bằng hồng ngoại L-2, cũng như hệ thống điều khiển hoả lực bán tự động.
Nhiều thiết bị liệt kê ở trên chỉ xuất hiện trên các mẫu khí tài sản xuất hàng loạt vào cuối thập niên 60.
Hệ thống máy của chiếc xe tăng gồm hai động cơ diezel: 2DG-8M (1000 mã lực) và DG-1000 (950 mã lực). Cả hai động cơ đều là loại pít-tông nằm ngang (để tiết kiệm không gian ở phần sàn xe) và giúp chiếc xe tăng đạt được vận tốc trên đường trường là 50-55km/h.
Nhiên liệu có thể đáp ứng được bán kính hoạt động 250-300km. Hộp số cơ được thay thế bằng hộp số thuỷ-cơ 3 cấp.
Sự độc đáo của dự án là phần dẫn động được bố trí trên 4 bánh xích, đặt ngay dưới sàn của xe. Mỗi bên có hai bánh xích, gồm 6 trục lăn và 3 trục hỗ trợ. Bánh đà nằm ở cuối bánh xích.
Phương pháp dẫn động kiểu này chưa từng có trong ngành chế tạo xe tăng nội địa nước Nga. Phần dẫn động được treo trên 2 kết cấu chịu lực, mà cũng thực hiện luôn vai trò của các bình nhiên liệu. Hệ thống giảm xóc của chiếc xe tăng này sử dụng thuỷ khí nén.
Hệ thống bánh xích của Nguyên mẫu 279.
Theo các kết quả thử nghiệm vào năm 1959, chiếc xe tăng bộc lộ một loạt những khiếm khuyết nghiêm trọng của phần dẫn động. Đến khi đó mới thấy rõ rằng "Nguyên mẫu 279" không thể trở thành chiếc xe tăng sản xuất hàng loạt.
Bên cạnh đó, vào ngày 22/7/1960, trong quá trình trình diễn khí tài hạng nặng mới trên thao trường Kapustin Yar, ông Khrushev đã cấm toàn bộ việc quân đội tiếp nhận bất cứ xe tăng nào có trọng lượng trên 37 tấn.
Như vậy, Liên Xô đã đặt dấu chấm hết cho toàn bộ chương trình chế tạo xe tăng hạng nặng của họ.
Tuy nhiên, bất chấp điều đó "Đề án 279" trong vòng nhiều năm (cho tới khi các xe tăng T-80U xuất hiện trong quân đội) vẫn là một trong những cỗ xe tăng mạnh nhất trên thế giới.
Một phóng sự của truyền hình Nga về "Dự án 729".
Comments
Post a Comment