Skip to main content

Tiêm kích F-35 Mỹ và "cú knock-out" kỷ lục 1.200 tỷ USD: Nga cười ngạo nghễ!

Tiêm kích F-35 Mỹ và
Tiêm kích F-35 Mỹ và "cú knock-out" kỷ lục 1.200 tỷ USD: Nga cười ngạo nghễ!
Lầu Năm Góc đã bảo vệ cho các chi phí của dự án F-35 gia tăng do nâng cấp phần mềm và phần cứng theo phiên bản mới, điều này giúp các nhà lập pháp dễ nuốt "trái đắng" hơn.

Chương trình vũ khí đắt nhất thế giới, và vẫn chưa dừng lại

Tờ Sputnik mới đây đã xuất bản bài phân tích về mức giá 1,2 nghìn tỷ USD của chương trình F-35 Lightning II, và cho rằng với chi phí này thì người Nga đã bị tước mất sự thú vị một cách "trắng trợn" vì "một kẻ địch đã bị ngã ngựa".

Tuy nhiên, bất chấp những chỉ trích về chi phí của dự án liện tục bị đội lên, Lockheed Martin sẽ không từ bỏ.

Chi phí thiết kế máy bay tiêm kích tàng hình F-35 trên thực tế (bao gồm nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá) là 55,1 tỷ USD và nói chung là khiêm tốn và chi phí mua sắm được ước tính là 319 tỷ USD, tạm coi là hợp lý do trong học thuyết quân sự phương Tây coi máy bay chiến đấu là "đồ chơi" đắt tiền.

Một phần nhỏ tương đương 5 tỷ USD là chi phí chương trình xây dựng quân sự. Rõ ràng, người ta cần các phương tiện hỗ trợ cho máy bay mới.

Bước vào giai đoạn đưa vào hoạt động và bảo trì từ năm 2011 đến 2077, các con số có vẻ "thực tế và hợp lý" kể trên đã được thổi phồng trở thành một "con voi ma mút biết bay" trị giá  khoảng 1.124 tỷ USD (ước tính năm 2015).

Cho tới hiện tại, con số đã được "thêm" 73 tỷ USD, được cho là nhiều hơn toàn bộ chi phí nghiên cứu và phát triển trước đây và trở thành 1,196 nghìn tỷ USD.

  • Sẽ có hơn 200 chiếc F-35 hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2025

Hôm 22/4, tờ Bloomberg đã dẫn các con số này đến từ Báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc đánh giá chi phí hàng năm của các dự án quân sự lớn.

Các gia tăng này đến từ đâu và cách khắc phục của người Mỹ?

Theo tờ National Interest:

"Lần đầu tiên trong lịch sử, Lầu Năm Góc đã sửa đổi và nâng cấp phiên bản phần mềm trên chiếc F-35 "Block 3F" hiện tại bằng phiên bản "Block 4" mới hơn, khả năng hoạt động trên biển, khả năng tấn công không đối đất và sát thương không đối không được mở rộng đáng kể ".

Bloomberg dẫn lời văn phòng chương trình F-35 của Lầu Năm Góc cho biết thêm:

"Nhằm đảm bảo cung cấp các tài liệu có đầy đủ tính minh bạch và miêu tả trạng thái hiện tại của tiến trình hiện đại hóa F-35, các nỗ lực trong F-35 "Block 4" đã được ghi nhận trong báo cáo".

Điều này có nghĩa là Lầu Năm Góc đã bảo vệ cho các chi phí của dự án F-35 gia tăng do nâng cấp phần mềm và phần cứng theo phiên bản mới, điều này giúp các nhà lập pháp dễ nuốt "trái đắng" hơn.

Tiêm kích F-35 Mỹ và cú knock-out kỷ lục 1.200 tỷ USD: Nga cười ngạo nghễ! - Ảnh 2.

Một chiếc F-35 Lightning II và P-38 Lightning, cả hai đều do Lockheed Martin sản xuất. P-38 Lightning là máy bay tiêm kích của quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai (Nguồn: Lockheed Martin).

Nhưng nó vẫn giống như một thiếu niên nói với cha mình rằng anh ta đã lái xe gây tai nạn giao thông, và sau khi người cha uống thuốc an thần thì "bồi" thêm thông tin rằng đã đâm vào một cửa hàng kim cương.

Theo cách tương tự, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vội vàng trấn tĩnh người đọc đang hoang mang, nói rằng chương trình "vẫn nằm trong mọi ngưỡng chi phí, lịch trình, hiệu suất và tiếp tục đạt được các tiến bộ và ổn định."

Văn phòng chương trình F-35 của Lầu Năm Góc đảm bảo với các nhà lập pháp rằng "cam kết cung cấp khả năng chiến đấu hiệu quả về chi phí trên tất cả các lĩnh vực của chương trình".

Tuy nhiên, rất có thể, các nhà lập pháp Hoa Kỳ cùng với hai "bộ não" của Lầu Năm Góc đang đảm nhận vai trò của người cha đang nổi giận mà chiếc xe vừa mới hoàn thành sẽ không được bỏ qua.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Pat Shanahan và Ellen Lord (Thứ trưởng Quốc phòng) trước đây đã yêu cầu văn phòng chương trình và Lockheed Martin giảm các chi phí hoạt động và hỗ trợ mà họ gọi là "lố bịch", giảm thiểu gia tăng chi phí phát sinh hoặc sẽ phải chịu các giám sát mới.

Lầu Năm Góc đã cắt giảm 17 chiếc F-35 trong kế hoạch mua sắm của mình chỉ còn 81 chiếc cho tới năm 2021.

  • Sự khác nhau giữa khu trục hạm và khinh hạm: Không phải ai cũng biết

  • Tên lửa hành trình Tomahawk: "Át chủ bài" giúp Mỹ tránh đòn thua đau đớn trước Trung Quốc?

  • Chiến trường K: Sống rồi, sắp được về với mẹ rồi... nhưng địch đang chờ ở những cánh rừng phía Tây!

"Dự kiến ​​các khoản chi để duy trì F-35 dựa trên sự tăng trưởng số lượng máy bay theo kế hoạch sẽ làm căng thẳng cho ngân sách quốc phòng cho các hoạt động trong tương lai."

Đổ lỗi cho các chi phí gia tăng là do Lockheed, báo cáo của Lầu Năm Góc kêu gọi nhà thầu:

"Có các sáng kiến đảm bảo ​​khả năng chi trả cho chuỗi cung ứng là điều cần thiết, tuy nhiên cần tối ưu hóa các ưu tiên trong chuỗi cung ứng dành cho các bộ phận sản xuất mới và dự phòng thay thế."

Trả lời yêu cầu, Lockheed sẵn sàng tuyên bố theo email của người phát ngôn của công ty Carolyn Nelson:

"Chúng tôi đang hành động mạnh mẽ để xây dựng năng lực, giảm chi phí chuỗi cung ứng và cải thiện tính sẵn có của các bộ phận để giúp giảm chi phí duy trì trong khi tăng cường tính sẵn sàng.

Công ty đã giảm 15% chi phí sản xuất cho mỗi máy bay mỗi năm kể từ năm 2015 và chúng tôi tiếp tục tìm cách giảm chi phí".

Tuy nhiên,sau tất cả những cam kết nói trên người ta chỉ có thể tưởng tượng một tương lai là chương trình "Con voi ma mút biết bay" này sẽ lại trở lại với con số đắt đỏ hơn.

Dây chuyền lắp ráp của Lockheed Martin và các máy bay F-35 Lightning II.

Comments

Popular posts from this blog

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bắt tay nhau "săn" đồng minh của Mỹ: Bước đi nguy hiểm

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bắt tay nhau "săn" đồng minh của Mỹ: Bước đi nguy hiểm Liệu Nga có "nối gót" người Mỹ, rút quân khỏi Syria? Hải quân Israel: Nhỏ tới không ngờ, nhưng chớ coi thường, sẵn sàng sống mái với "gấu" Nga Động thái lạ của lực lượng thân Nga ở Syria sau khi Bộ trưởng Shoigu bất ngờ tới Damascus Đây có thể là khởi đầu một cuộc chiến gồm bốn mặt trận của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Syria. Nó sẽ gây khó khăn rất lớn cho PKK và đồng minh của họ (người Mỹ) trong khu vực Kẻ thù chung của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, phong trào ly khai người Kurd Hôm 6/3, Bộ trưởng Bộ nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu ,trong một buổi phát biểu với quần chúng ở thành phố Antalya cho biết cuộc không kích cùng ngày nhằm vào PKK là kết quả của một chiến dịch quân sự chung giữa họ và Iran dọc theo biên giới phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ. "Vào lúc 8:00 sáng nay, chúng tôi đã bắt đầu một chiến dịch chung với Iran nhằm vào PKK ở biên giới phía đông của chúng tôi. Chúng tôi sẽ sớ...

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến Truyền hình QPVN mới đây đưa tin các tổ hợp vũ khí phòng không hiện đại của Israel đã chính thức xuất hiện trong trang thái trực sẵn sàng chiến đấu, canh trời Tổ quốc. Trong phóng sự "Huấn luyện diễn tập làm chủ tên lửa S300 - PMU1" và phim tài liệu "Quân đội Nhân dân Việt Nam - Một số hình ảnh huấn luyện diễn tập năm 2017", đài radar đa năng ELM-2084 trong biên chế Quân chủng PKKQ đã lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong trạng thái trực chiến. Việc lộ diện hình ảnh đài radar đa năng ELM-2084 trong trạng thái trực chiến giúp chúng ta có thể yên tâm rằng lực lượng PK-KQ hoàn toàn làm chủ khí tài hiện đại, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ quản lý vùng trời, "không để Tổ quốc bị bất ngời bởi các tình huống trên không". Cùng với ELM-2288ER, việc đưa các tổ hợp radar đa chức năng hiện đại ELM-2084 vào hoạt động đã đánh dấu bước thay đổi về chất của mạng tình báo cảnh giới bầu trờ...

Tự hào vũ khí "Made in Vietnam": Kiêu hãnh trong Lễ duyệt binh của Quân đội Lào

Tự hào vũ khí "Made in Vietnam": Kiêu hãnh trong Lễ duyệt binh của Quân đội Lào Những hình ảnh mới nhất từ Viêng Chăn cho thấy súng Galil ACE "Made in Vietnam" sẽ xuất hiện trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập QĐND Lào vào ngày 20/1 tới đây. Việc súng trường Galil ACE - vũ khí "Made in Vietnam" sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh lớn nhất từ trước tới nay của Quân đội Nhân dân Lào hôm 20/1 tới đây, điều này có thể được xem là dấu mốc mới đối với ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, khi các sản phẩm quốc phòng do chúng ta tự sản xuất giành được sự tín nhiệm từ các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó nó còn gián tiếp giúp quảng bá vũ khí Việt Nam trên thị trường quốc tế nhất trong một sự kiện lớn như lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập Lực lượng vũ trang Nhân dân Lào. Được biết, lô súng trường Galil ACE đầu tiên chỉ mới được đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam bàn giao cho phía Bộ Quốc phòng Lào trong hôm 14/1 vừa qua tại Thủ đô Viêng Chăn, nhân d...