Skip to main content

F-22 Mỹ khó giành chiến thắng trong cuộc không chiến với Su-35 Nga ở Syria

F-22 Mỹ khó giành chiến thắng trong cuộc không chiến với Su-35 Nga ở Syria
F-22 Mỹ khó giành chiến thắng trong cuộc không chiến với Su-35 Nga ở Syria
Tháng 09.2015, không quân Nga chính thức tiến hành chiến dịch tiêu diệt khủng bố ở Syria. Nga triển khai một số máy bay chiến đấu tiên tiến tới các căn cứ quân sự tại quốc gia Trung Đông, căn cứ không quân Khmeimim thuộc tỉnh Latakia và một số ít ở căn cứ không quân Shayrat cùng với Không quân Syria.

Đại đa số các máy bay chiến đấu là lực lượng không đối đất, trong đó có 10 chiếc máy bay ném bom Su-34 và 8 chiếc Su-24M, 6 máy bay cường kích chiến trường Su-25SM, các máy bay tiêm kích hộ tống, chiếm ưu thế trên không bao gồm 4 chiếc Su-30SM và 5 chiếc Su-35S.

Những tiêm kích hai động cơ hạng nặng phát triển trên khung sườn cơ bản của Su-27 Flanker Liên Xô cũ, được tích hợp các cảm biến và radar hiện đại, các loại tên lửa không đối không, hệ thống tác chiến điện tử, động cơ lực đẩy vectơ độc đáo, hai chiều cho Su-30SM và 3 chiều cho Su-35S nhằm tăng khả năng siêu cơ động.

  • Đừng lo về Huawei: Hãy cẩn thận với "nguy cơ quân sự" bởi đường sắt cao tốc Trung Quốc?

Ban đầu, lực lượng không quân viễn chinh Nga chỉ triển khai một số máy bay tiêm kích với số lượng hạn chế tên lửa không đối không, nhưng sự cố máy bay tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom chiến trường Su-24 tháng 11.2015 buộc lực lượng Không quân Nga tăng cường khả năng không chiến của các tiêm kích họ Flanker tiên tiến, trang bị đầy đủ tên lửa không đối không, sẵn sàng đối phó với các cuộc tấn công tiềm năng của máy bay tiêm kích NATO, đang có mặt trong khu vực.

Máy bay phản lực ném bom Su-34 (Vịt con) 2 tên lửa không đối không nhằm tự bảo vệ mình.

Là tiêm kích chiếm ưu thế trên có tiềm lực không chiến mạnh nhất của Nga, đưa vào biên chế năm 2014, Su-35 ở Syria là một kịch bản biểu dương sức mạnh lớn với kẻ thù tiềm năng.

Đây cũng là máy bay đầu tiên được trang bị tên lửa không đối không tầm xa mới nhất R- 77 của Không quân Nga.

Các tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-30SM và Su-35S, trang bị không đối không mạnh, tuần tra thường xuyên trên không phận Syria, phối kết hợp với các hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga trên các cơ sở quân sự như S-400 và S-300V4, cán cân sức mạnh trong trên không phận Syria thuộc về không quân Nga dù quy mô tương đối nhỏ của lực lượng viễn chinh, năm 2017 chỉ có 6000 quân nhân.

F-22 Mỹ khó giành chiến thắng trong cuộc không chiến với Su-35 Nga ở Syria - Ảnh 2.

Tiêm kích Su-35 của Nga.

Trung tâm Phân tích Ngân sách và Chiến lược ở Washington.D.C công bố một bản báo cáo, thừa nhận Su-35 của Nga có năng lực không chiến cao hơn bất kỳ máy bay chiến đấu của Mỹ hoặc NATO nào mà truyền thông châu Âu thường xuyên ca ngợi, duy nhất chỉ có tiêm kích tàng hình thế hệ 5 chiếm ưu thế trên không F-22 Raptor là có tính năng tương đương.

Sự căng thẳng giữa Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu và lực lượng Nga ngày càng gia tăng. Washington tiếp tục thúc đẩu các nhóm Hồi giáo "đối lập" do phương Tây tài trợ lật đổ chính quyền Damascus, có quan hệ chặt chẽ với Moscow.

Để tạo ra cảm giác được bảo vệ, không quân Mỹ bắt đầu đưa các tiêm kích siêu hiện đại F-22 Raptor hoạt động trên không phận Iraq và Syria trong những nhiệm vụ chiến đấu.

F-22 được kỳ vọng sẽ thay đổi cán cân sức mạnh, tạo điều kiện cho quân đội Mỹ và các quốc gia đồng minh chiếm ưu thế trên không, đây thực sự là loại máy bay tiêm kích then chốt trên chiến trường Trung Đông, do có ưu thế tàng hình có khả năng đe dọa và ngăn chăn các máy bay tiêm kích hạng nặng và tránh được các tổ hợp phòng không tầm xa của Nga.

Các máy bay tàng hình Raptors được triển khai trong căn cứ không quân Al Dhafra thuộc Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), bảo vệ binh sĩ Mỹ - NATO và dọn đường cho các cuộc tấn công vào Taliban ở Afghanistan.

TIN LIÊN QUAN
  • Palestine dùng UAV Trung Quốc tấn công xe tăng Israel: Liệu có được tha thứ?

  • Ấn Độ tích hợp tên lửa I-Derby ER cho Su-30MKI: Gợi ý tuyệt vời đối với Su-30MK2 Việt Nam

  • Nga lâm vào thế bí: Dồn ngân sách tậu Su-57, Ka-52 nên thiếu tiền cho hạng mục đặc biệt

Bay hậu cần kỹ thuật và tình báo là máy bay trinh sát điện tử E-3 Sentry AWACS và máy bay bay tiếp dầu trên không KC-10A Extender.

Mặc dù F-22 là máy bay chiến đấu phương Tây có khả năng chiến đấu mạnh mẽ nhất, nhưng một số vấn đề về hiệu suất khai thác sử dụng ảnh hưởng lớn đến năng lực tác chiến của Raptor khi thực tế phải đối mặt với các máy bay chiến đấu Nga trên bầu trời Syria.

Một trong những nguyên nhân này là các yêu cầu bảo trì bảo dưỡng rất phức tạp của F-22, khiến cho việc xuất kích thường xuyên hàng ngày trở nên cực kỳ khó khăn, trong khi số lượng máy bay không nhiều.

Nguyên nhân thứ 2 là nếu so sánh giữa Su-35 và F-22, ưu thế của tàng hình không đảm bảo dành thắng lợi trong trường hợp giao chiến. Su-35S mang theo số lượng vũ khí đến 175% so với tên lửa không đối không của F-22, khả năng siêu cơ động của động cơ vectơ lực đẩy ba chiều cho phép nó dễ dàng tránh các cuộc tấn công tên lửa đối phương và cơ động chiếm ưu thế hơn hẳn trong các cuộc không chiến tầm gần.

Su-35S được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) mà Raptor không có, cho phép phi công có thể giám sát không gian chiến trường không cần sử dụng radar, có khả năng phát hiện các mục tiêu tàng hình. Các máy tính trên máy bay Su-35 hiện đại hơn, trong khi máy tính của Raptor vẫn có nền tảng phần cứng của những năm 1990.

F-22 có những ưu thế riêng, lớn nhất là công nghệ tàng hình tiến tiến mà không có máy bay nào trên thế giới có được. Lợi thế này khiến việc phát hiện theo dõi, đeo bám, tấn công gặp rất nhiều khó khăn trên phạm vi chiến đấu xa.

Mặc dù Su-35 có một số tính năng tàng hình hạn chế, độ phản xạ hiệu dụng sóng radar nhỏ hơn một phần ba so với Su-27 Flanker, độ phản xạ sóng radar vẫn lớn hơn đáng kể so với Raptor.

Raptor gần đây được trang bị tên lửa không đối không AIM-120D, hiện đang là tên lửa tầm xa mạnh nhất của phương Tây, lợi thế tấn công tầm xa hơn hẳn so với Su-35, có thể tiêu diệt mục tiêu trên khoảng cách đến 180km.

Tiêm kích Nga chỉ có thể tấn công trên khoảng cách 130km với tên lửa không đối không R-27ER.

Nhưng khả năng siêu cơ động của Su-35 bù đắp cho thiếu sót này, đòn tấn công tầm xa có thể khó khăn hơn đáng kể do Su-35 sẽ sử dụng kỹ năng linh hoạt để tránh thoát tên lửa.

Trong tương lai gần, đầu những năm 2020, Su-35 sẽ được lắp tên lửa không đối không siêu âm R-37, có tốc độ đến Mach 6, sử dụng động cơ dòng khí thẳng ramjet. Loại tên lửa này hiện được trang bị cho các máy bay đánh chặn tầm xa MiG-31 của Nga, có tầm bắn từ 350km đến 410km.

Hiện nay, F-22 được lắp đặt radar quét mảng điện tử chủ động (AESA) tiên tiến nhất AN / APG-77, cho phép phát hiện mục tiêu rất xa và đeo bám, giám sát mục tiêu tốt hơn so với radar thụ động Irbis của Su-35 E và thu được tín hiệu radar thấp hơn.

Mặc dù Raptor có hệ thống radar chủ dộng rất mạnh, cuộc chiến Syria cho thấy, các máy bay Sukhoi Nga tránh né thành công với tên lửa và radar dẫn đạn của F-22 bằng hệ thống tác chiến điện tử rất mạnh của Nga, đồng thời phối kết hợp với các hệ thống radar phòng không mặt đất làm mất khả năng tàng hình của F-22.

Chỉ huy trưởng Phi đội Trinh sát tình báo số 95 của Mỹ, hoạt động tại căn cứ không quân UAE Al Dhafra cho biết, Raptors không thể theo dõi hiệu quả Flankers của Nga ở Syria. Ngược lại, không quân Nga công bố bằng chứng cho thấy khả năng theo dõi, đeo bám Raptor của Su-35 bằng hệ thống trinh sát quang điện tử, hồng ngoại và các radar phòng không mặt đất.

Theo phát biểu của chỉ huy trường phi đội trinh sát số 95, những nhược điểm đã nêu cản trở đáng kể năng lực tác chiến của F-22 như không có thiết bị quang điện tử hồng ngoại để có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu ngày đêm, không có màn hình quan sát và ngắm bắn mục tiêu trên mũ bảo hiểm bay, buộc phi công phải chủ động nhìn xung quanh để quan sát không gian chiến trường và các máy bay khác không thể truyền thông tin qua mạng trao đổi dữ liệu chiến thuật Link 16, chủ yếu nhận thông tin liên lạc vô tuyến.

Những thống kê cho thấy, dù không có khả năng tàng hình hoặc radar AESA, Su-35 có thể hoạt động tự do hơn so với F-22 trên không gian chiến trường nước ngoái, đặc biệt là những yêu cầu bảo trì bảo dưỡng có số lượng lớn và phức tạp hơn của Raptor, khiến máy bay không thể cất cánh thường xuyên liên tục đáp ứng nhu cầu chiền trường.

Độ tuổi và sự phức tạp kiến trúc máy tính, tốc độ hoạt động chip vi xử lý của Raptor khiến việc nâng cấp các hệ thống tác chiến điện tử, các biện pháp đối phó và radar tầm xa không thể thực hiện được bởi tính chuyên dụng, nhưng Su-35 hay F-35 hiện đại hóa.

Dù F-22 là một trong những máy bay chiến đấu có năng lực không đối không cao nhất thế giới, nhưng nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không thể thực hiện được do những phát triển công nghệ gần đây của Nga.

Thất bại của F-22 Raptor đã được chứng minh trong các cuộc tiếp xúc tầm gần với Su-35 trên chiến trường Syria.

Máy bay chiến đấu Nga Su -35 và tiêm kích tàng hình F-22 trên chiến trường Syria. Video

Comments

Popular posts from this blog

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bắt tay nhau "săn" đồng minh của Mỹ: Bước đi nguy hiểm

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bắt tay nhau "săn" đồng minh của Mỹ: Bước đi nguy hiểm Liệu Nga có "nối gót" người Mỹ, rút quân khỏi Syria? Hải quân Israel: Nhỏ tới không ngờ, nhưng chớ coi thường, sẵn sàng sống mái với "gấu" Nga Động thái lạ của lực lượng thân Nga ở Syria sau khi Bộ trưởng Shoigu bất ngờ tới Damascus Đây có thể là khởi đầu một cuộc chiến gồm bốn mặt trận của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Syria. Nó sẽ gây khó khăn rất lớn cho PKK và đồng minh của họ (người Mỹ) trong khu vực Kẻ thù chung của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, phong trào ly khai người Kurd Hôm 6/3, Bộ trưởng Bộ nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu ,trong một buổi phát biểu với quần chúng ở thành phố Antalya cho biết cuộc không kích cùng ngày nhằm vào PKK là kết quả của một chiến dịch quân sự chung giữa họ và Iran dọc theo biên giới phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ. "Vào lúc 8:00 sáng nay, chúng tôi đã bắt đầu một chiến dịch chung với Iran nhằm vào PKK ở biên giới phía đông của chúng tôi. Chúng tôi sẽ sớ...

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến Truyền hình QPVN mới đây đưa tin các tổ hợp vũ khí phòng không hiện đại của Israel đã chính thức xuất hiện trong trang thái trực sẵn sàng chiến đấu, canh trời Tổ quốc. Trong phóng sự "Huấn luyện diễn tập làm chủ tên lửa S300 - PMU1" và phim tài liệu "Quân đội Nhân dân Việt Nam - Một số hình ảnh huấn luyện diễn tập năm 2017", đài radar đa năng ELM-2084 trong biên chế Quân chủng PKKQ đã lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong trạng thái trực chiến. Việc lộ diện hình ảnh đài radar đa năng ELM-2084 trong trạng thái trực chiến giúp chúng ta có thể yên tâm rằng lực lượng PK-KQ hoàn toàn làm chủ khí tài hiện đại, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ quản lý vùng trời, "không để Tổ quốc bị bất ngời bởi các tình huống trên không". Cùng với ELM-2288ER, việc đưa các tổ hợp radar đa chức năng hiện đại ELM-2084 vào hoạt động đã đánh dấu bước thay đổi về chất của mạng tình báo cảnh giới bầu trờ...

Tự hào vũ khí "Made in Vietnam": Kiêu hãnh trong Lễ duyệt binh của Quân đội Lào

Tự hào vũ khí "Made in Vietnam": Kiêu hãnh trong Lễ duyệt binh của Quân đội Lào Những hình ảnh mới nhất từ Viêng Chăn cho thấy súng Galil ACE "Made in Vietnam" sẽ xuất hiện trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập QĐND Lào vào ngày 20/1 tới đây. Việc súng trường Galil ACE - vũ khí "Made in Vietnam" sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh lớn nhất từ trước tới nay của Quân đội Nhân dân Lào hôm 20/1 tới đây, điều này có thể được xem là dấu mốc mới đối với ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, khi các sản phẩm quốc phòng do chúng ta tự sản xuất giành được sự tín nhiệm từ các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó nó còn gián tiếp giúp quảng bá vũ khí Việt Nam trên thị trường quốc tế nhất trong một sự kiện lớn như lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập Lực lượng vũ trang Nhân dân Lào. Được biết, lô súng trường Galil ACE đầu tiên chỉ mới được đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam bàn giao cho phía Bộ Quốc phòng Lào trong hôm 14/1 vừa qua tại Thủ đô Viêng Chăn, nhân d...