Hãy quên khả năng gián điệp của Huawei
Trong khi cuộc "thương chiến" đang diễn ra và đỉnh điểm là việc Mỹ "cấm" các thiết bị di động Trung Quốc (và đặc biệt là của hãng Huawei), người ta thường quên đi một phần trong mạng lưới vũ khí chiến lược của Trung Quốc.
Hằng ngày, mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã phục vụ hàng triệu người, vâng bạn không nghe nhầm đâu, hàng triệu con người di chuyển để đi làm, du lịch trên khắp đất nước rộng lớn này.
Nhưng vào ngày 14/5/2015, một phần của mạng lưới đường sắt đang phát triển này đã phục vụ một mục đích rất khác.
Lữ đoàn Lan Châu của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã di chuyển từ Tỉnh Thiểm Tây tới khu vực Tỉnh Tân Cương cách 483km về phía tây bằng một chuyến tàu tốc độ cao.
Xe tăng hạng nặng của Trung Quốc cũng có thể được di chuyển bằng đường sắt.
Cuộc tập trận này đã diễn ra thành công và là một thử nghiệm thông minh để cơ động binh lính PLA một cách nhanh chóng khắp đất nước rộng lớn này. Nó đã "giải được bài toán" mà Bắc Kinh đang phải vật lộn để xử lý.
Trung Quốc có một lực lượng lục quân khổng lồ và nước này có biên giới trên bộ dài nhất thế giới, tiếp giáp 14 quốc gia. Số lượng này nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới ngoại trừ Nga.
Ấn Độ là một trong những quốc gia này, nước này được đánh giá là một trong những đối thủ của Bắc Kinh và hai nước tồn tại hai khu vực tranh chấp biên giới vẫn đang tiếp diễn.
Các nước láng giềng như Myanmar ở phía nam và Tajikistan và Kyrgyzstan ở phía tây đều có tiềm năng không ổn định. Nhưng quan trọng nhất là Bắc Triều Tiên. Tất cả những vấn đề của Trung Quốc với các quốc gia nói trên có thể trở thành khủng hoảng tiềm năng dọc biên giới.
Kết quả của sự mất ổn định này là Bắc Kinh muốn quân đội của mình có khả năng ứng phó với nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau và có thể diễn ra cùng lúc. Do vậy không có gì tốt hơn để cơ động đó là phương án tàu cao tốc.
Cuộc tập trận của binh lính Trung Quốc tại Tân Cương năm 2015.
Trung Quốc sẽ "tăng tốc" và can dự sâu hơn vào các xung đột cục bộ?
Hành trình của lữ đoàn Lan Châu (bao gồm toàn bộ trang thiết bị) là lần đầu tiên một đơn vị quân đội Trung Quốc di chuyển theo đường sắt cao tốc đến Tân Cương. Tỉnh phía tây này là nơi phức tạp với hoạt động của các phần tử ly khai.
Tờ báo quân sự nhà nước Trung Quốc "Jiefangjun Bao" đã mô tả cuộc tập trận này như là một phần của khả năng và lực lượng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Trung Quốc bằng các "Đoàn tàu đương đại" và về hội nhập quân sự.
Tuyến đường sắt cao tốc nối Lan Châu với Tân Cương.
Đây là một tài liệu cho thấy Trung Quốc sử dụng cơ sở hạ tầng dân sự cho mục đích quân sự. Trung Quốc có mạng lưới đường sắt cao tốc (tức là có thể di chuyển với tốc độ 200 km/h) lớn nhất thế giới.
Trung Quốc có 6 tuyến đường sắt tốc độ cao - và một tuyến đến Tân Cương là tuyến mới nhất, được khai trương vào năm 2014.
Nhưng Bắc Kinh sẽ tăng gấp đôi các tuyến tốc độ cao như vậy vào năm 2020. Xu hướng gia tăng này thể hiện nhu cầu di chuyển tốc độ cao của PLA đang gia tăng.
Các tuyến đường sắt cao tốc chia theo tốc độ dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020 của Trung Quốc.
Tờ China Youth Daily đã xuất bản một bài viết vào năm 2014 với đánh giá như sau: "Một đơn vị (PLA) trang bị nhẹ có thể được di chuyển từ Vũ Hán đến Quảng Châu (khoảng 1.000km) trong năm tiếng đồng hồ, đây là khả năng huy động khá nhanh chóng về quân sự".
Quân đội Mỹ đặc biệt quan tâm đến điều này. Tờ O.E Watch, bản tin của Văn phòng nghiên cứu quân sự nước ngoài của quân đội Hoa Kỳ đánh giá vào tháng 6/2018 như sau:
"Trước đây các lực lượng quân đội tập hợp và di chuyển trên các tuyến đường cao tốc trong các cuộc tập trận cơ động.
Khả năng vận chuyển mới này là một cải tiến. Hiện tại binh lính (Trung Quốc) có thể ra khỏi doanh trại và lên tàu cao tốc, việc di chuyển quân sẽ nhanh hơn đáng kể".
Một trong những lý do Trung Quốc muốn quân đội của họ di chuyển bằng đường sắt là vì tốc độ của các cuộc chiến diễn ra ra nhanh hơn nhiều hiện tại.
Một tên lửa chiến thuật tầm trung DF-25 của Trung Quốc di chuyển bằng đường sắt.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Hoa Kỳ đã nhanh chóng đưa hơn 500.000 quân vào Arab Saudi chỉ sau vài tháng.
Kết quả của cuộc chiến với một chiến thắng của Mỹ và các đồng minh đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy và học thuyết quân sự của Trung Quốc. Kể từ đó, những thay đổi lớn nhất đối với quân đội Trung Quốc được ưu tiên cho các lực lượng trên không và trên biển.
Theo nhà phân tích Robert Robert Farley của Trường Patterson:"PLA bắt đầu nhấn mạnh rằng họ cần triển khai sức mạnh không quân hơn sức mạnh lục quân và đặc biệt là nâng cao khả năng tấn công chính xác tầm xa".
Lực lượng tên lửa Giải phóng quân Trung Quốc (trước là Bộ Tư lệnh pháo binh số 2) chịu trách nhiệm triển khai vũ khí hạt nhân bắt đầu được đưa vào trang bị các loại vũ khí chính xác mới đủ khả năng tấn công vượt xa ngoài biên giới Trung Quốc.
Trong trường hợp các cuộc khủng hoảng khu vực trở nên xấu đi một cách nhanh chóng, Lực lượng này sẽ phải tăng tốc và di chuyển tới chiến trường. Đây là khía cạnh yêu cầu sự hỗ trợ của đường sắt tốc độ cao.
Cũng theo China Youth Daily, Lực lượng tên lửa của PLA có thể phóng tên lửa hành trình dọc theo tuyến đường sắt cao tốc về hướng biển trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc với Nhật Bản hoặc Đài Loan.
Nhưng hiện tại, chúng ta hãy lo lắng dần với việc hàng nghìn binh lính Trung Quốc có thể tiếp cận chiến trường ở khu vực xung đột chỉ trong vài giờ. Việc tập trung một lượng lớn khí tài và binh lính như vậy sẽ trở thành sức ép một cách đáng kể và có thể khiến chiến sự đảo chiều.
Công tác chuẩn bị trước khi khai chiến của Mỹ và liên quân trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 năm 1991 được Trung Quốc cho là một kỳ tích.
Comments
Post a Comment